Cho dù đang trong bối cảnh thị trường thuận lợi, chắc hẳn chẳng nhà đầu tư nào có thể quên chuỗi ngày thị trường chứng khoán cứ mở cửa là giảm điểm, màu xám phủ kín bảng điện tử. Nỗi kinh hoàng mang tên “giải chấp” đã tạo nên sự sụt giảm kiểu “đô mi nô”.
Lúc đó không chỉ lo ngại cho thị trường chứng khoán, sự bấp bênh của hệ thống ngân hàng thật sự là chuyện lớn. Nhắc lại chuyện cũ để có thể hiểu phần nào lý do các nhà lập pháp đã xác định tinh thần bao trùm dự thảo Luật Các tổ chức Tín dụng (TCTD) là an toàn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Dự luật này đang được lấy ý kiến đóng góp trước khi chính thức trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10-2009.
Tuy nhiên, bên cạnh những lý lẽ đầy thuyết phục chứng minh cho sự cần thiết phải hạn chế cấp tín dụng cho đầu tư chứng khoán, cũng có quan điểm cho rằng “thắt” chặt quá không phải cách hay.
Khi các công cụ phát sinh ngày càng phát triển phức tạp, với mục đích bảo đảm an toàn cho các hoạt động của các TCTD, trong số tám hạn chế không được cấp TCTD có nội dung: TCTD không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát; không được cấp tín dụng trên cơ sở cầm cố cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD; không khoán, và hệ quả là nếu như Ngân hàng Nhà nước không kịp thời khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán trên tổng dư nợ thì không biết chuyện gì đã xảy ra.
Sự an toàn được đặt lên hàng đầu là một lý lẽ khó bắt bẻ, tuy nhiên câu hỏi lớn được đặt ra là cho vay chứng khoán có nên “cấm tiệt”, có nên tung ra một cú “sốc” mạnh đến như vậy khi thị trường vừa mới ốm dậy.
Dự thảo luật đã đụng chạm đến phần căn cơ nhất của dư nợ cho vay chứng khoán hiện nay, không ít thể nhân và cá nhân đã thế chấp cổ phiếu của ngân hàng A ở ngân hàng A để vay tiền mua cổ phiếu của chính… ngân hàng A đó. Một khi không thể thế chấp cổ phiếu ngân hàng để vay vốn, những đợt tăng vốn hàng chục ngàn tỉ đồng mệnh giá của các TCTD như vừa qua khó mà thành công.
Và cũng theo dự thảo, sắp tới các ngân hàng sẽ không thể tự đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Muốn tiến hành các hoạt động này, họ phải tham gia góp vốn vào các công ty độc lập. Nếu các ngân hàng phải rút những khoản đầu tư lớn thì thị trường sẽ ra sao.
Ngân hàng không cho vay chứng khoán, không trực tiếp đầu tư chứng khoán, không nhận cầm cố bằng chứng khoán để cho vay dù mục đích sử dụng vốn có thể không phải để giao dịch chứng khoán. Những thay đổi căn bản này không chỉ tác động đến thị trường chứng khoán mà cả các đợt IPO ngân hàng quốc doanh.
Ví dụ gần đây nhất là IPO Ngân hàng Vietinbank, các tổ chức tín dụng đã cho nhà đầu tư vay tiền để tham gia IPO các ngân hàng bằng cách nhận tài sản đảm bảo là chính cổ phiếu IPO đó. Nếu dự thảo được thông qua, các nhà đầu tư sẽ không thể với tới kênh vốn ngân hàng mà chỉ có thể mua bán chứng khoán bằng vốn tự có, vốn vay của người thân.
Lo ngại về quy định “TCTD không được phép tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác được quy định cụ thể trong giấy phép của NHNN”, nhiều ý kiến cho rằng, nếu vậy thì việc một TCTD nào đó tham gia mua trái phiếu chính phủ cũng có thể bị coi là đầu tư bất hợp pháp.
Các ngân hàng sẽ không được cấp tín dụng cho các công ty chứng khoán nơi họ nắm quyền kiểm soát. Đối tượng nhận tín dụng ở đây có thể không chỉ là chính các công ty chứng khoán mà cả khách hàng của họ. Bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán sẽ hoạt động ra sao, không lẽ họ chỉ có thể đầu tư và giao dịch bằng vốn chủ sở hữu(?). Và có thể sẽ không còn cả những nghiệp vụ mà ngân hàng đang thực hiện như ứng trước tiền bán cổ phiếu, cho vay cầm cố cổ phiếu trên tài khoản.
Theo DNCT.