Chiến tranh thế giới đã qua từ lâu, nhưng những bộ phim về nó vẫn luôn được thực hiên và đoạt những giải thương có giá trị. Cùng TGĐA phân tích vì sao đề tài này vẫn luôn được các nhà làm phim quan tâm và những gì nó mạng lại cho giới trẻ.
Sự ưa thích của các nhà phê bình, ban giám khảo
“Tôi nói với cô rồi, hãy làm một phim về Đức quốc xã và cô sẽ có giải thưởng” – Ricky Gervais, nam diễn viên trong bộ phim Extras đoạt giải Quả Cầu Vàng năm 2008 đã nói với cô bạn đồng nghiệp Kate Winslet trên sân khấu trao giải này. Mặc dù chỉ là một câu nói đùa, nhưng sau đó sự thực là nhờ vai diễn một nữ tội phạm chiến tranh của Đức quốc xã trong bộ phim The Reader đã mang về cho cô giải thưởng Oscar đầu tiên.
Năm nay, chủ đề này vẫn được chú ý trong hạng mục đua tranh cho giải Oscar Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất. Với tổng số 65 bộ phim tham gia tranh giải, có 8 bộ phim động chạm đến Thế chiến thứ II và Phát xít Đức ở rất nhiều khía cạnh như : Baaria của Ý, Broken Promise của Slovakia, Landscape No.2 của Slovenia, Max Manus của Na Uy, Protektor của Cộng hòa Séc, Refractaire của Luxembourg và Winter in Wartime của Hà Lan. Bên cạnh đó, bộ phim về nước Đức những năm 1912 đã “càn quét” rất nhiều LHP như Cannes và BFCA mang tên The White Ribbon thì có chủ đề về “tiền” phát xít, những nguồn gốc, căn nguyên của chủ nghĩa Phát xít về sau này.
Phim Inglorious Basterds
Và chúng ta cũng không thể bỏ qua bộ phim Mỹ đầy hi vọng sẽ giành được một đề cử Oscar trong hạng mục Phim hay nhất là Inglourious Basterds với câu chuyện về một đội quân Mỹ-Do Thái với sứ mệnh tiêu diệt quân Phát xít. Phim có sự xuất hiện của nam diễn viên Brad Pitt, người thủ vai chính trong bộ phim nhận được rất nhiều đề cử Oscar năm ngoái The Curious Case of Benjamin Button.
Theo dòng lịch sử, những bộ phim với đề tài được xem là “nặng nề” này thường rất thành công trong các LHP và được đánh giá cao về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Kể từ những năm 50, hai bộ phim Nhật Ký Anne Frank và Judment at Nuremberg có thể trở thành hai minh chứng cho sự thành công của thể loại này. Hai bộ phim trên nhận được 21 đề cử Oscar và đã chiến thắng tại 5 hạng mục. Theo đánh giá chung thì khẩu vị của ban giám khảo Viện Hàn lâm phim Mỹ luôn “ưa thích” dòng phim này.
“Những bộ phim có nội dung liên quan tới chủ nghĩa Phát xít, dù cho là điện ảnh, tài liệu, phim ngắn, của Mỹ hay quốc tế - thường chiếm ưu thế trong suôt các mùa giải” – Ngài Annette Insdorf, giảng viên về điện ảnh tại đại học Columbia, Mỹ cho biết. “Kể từ bộ phim The Tin Drum năm 1979 (là bộ phim đầu tiên của Đức đoạt giải Oscar) cho đến The Counterfeiters năm 2007, Hollywood đã tỏ rõ sự ưa thích của họ với dòng phim về thời kỳ chiến tranh khốc liệt, sự đấu tranh và sám hối”.
Phim Cuộc sống tươi đẹp
Trong các thập kỷ qua, các bộ phim như The Counterfeiters, Cuộc sống tươi đẹp, Nowhere in Africa chiến thắng ở hạng mục Phim tiếng nước ngoài hay nhất tại Oscar đã chứng minh rằng Viện Hàn lâm phim Mỹ (chủ yếu thành phần ban giám khảo khá cao tuổi và có rất nhiều người Do Thái hơn là công chúng) chính là một động lực để dòng phim này vẫn luôn được tiếp tục. Mặc dù khi công chiếu tại rạp, các bộ phim có đề tài này không hề thu hút khán giả và có doanh thu không cao bằng các thể loại phim thông thường. Tuy nhiên để đánh vào việc gây dựng danh tiếng tại các LHP thì các hãng phim vẫn luôn rót tiền để thực hiện chúng.
Phim The White Ribbon
“Ban giám khảo nhìn vào một bộ phim ở rất nhiều góc độ khác nhau” – Bà Claudia Landsberger – quản lý của ngành điện ảnh Hà Lan, người đã quyết định mang bộ phim Winter in Wartime tranh giải Oscar năm nay cho biết. Cũng như các quốc gia khác chọn tác phẩm hay nhất của mình, bà nghĩ rằng “Đó phải là một bộ phim có nhiều yếu tố khiến khán giả phải phán xét, đánh giá kể cả về âm thanh, hình ảnh lẫn giá trị sản xuất”.
Nói chung, đề tài về Chiến tranh thế giới lần thứ 2 được đánh giá khá toàn diện khi được mang ra so sánh với những bộ phim kinh phí cao hay đầu tư nhiều vào kỹ xảo tại các LHP. Chủ đề này có thể chuyển tải những câu chuyện theo kiểu tường thuật với một chút chính kịch, thêm vào đó là những yếu tố hành động.
“Chủ đề phát xít là một đề tài phong phú cho các nhà làm phim, người ta có thể nói về những anh hùng, cái ác, tội lỗi, rất nhiều mặt, rất nhiều khía cạnh – Insdorf giải thích. “Nhiều người than phiền rằng chủ đề này khiến khán giả có hiện tượng mệt mỏi, đây là một hiện tượng có thật. Nhưng cá nhân tôi tin rằng việc lãng quên nghệ thuật điện ảnh thực sự mới là điều tệ nhất chứ không phải việc có quá nhiều phim về Phát xít”.
Không chỉ là giải thưởng
Cũng theo như lời ông John M.Jacobsen, nhà sản xuất bộ phim Max Manus của điện ảnh Na Uy thì đất nước ông lại rất yêu thích đề tài này. “Max Manus là bộ phim đầu tiên về Thế Chiến thứ II mà chúng tôi làm kể từ 20 năm trước. Tôi không nghĩ chúng tôi có thể làm nó 10 năm trước, đơn giản vì nó không được yêu thích”. Thế nhưng những vấn đề thời sự hiện tại lại khiến đề tài này được quan tâm. “Số lượng người nhập cư trái phép Châu Âu gia tăng khiến cảm giác an toàn của mọi người mong manh trước sự xuất hiện của những nhóm dân tộc và phát xít” - Landsberger quan sát. “Chúng tôi nghĩ điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra sau thế chiến thứ hai nữa”.
Phim Max Manus
Cũng tương tự với nhà sản xuất của bộ phim Broken Promise bà Iveta Cerna Ivanova của điện ảnh Slovakia cho biết “Những nhóm Tân Quốc Xã đang nổi lên tại các nước Trung Âu trong đó có Slovakia”. Quốc gia này đã không làm những bộ phim đề tài Phát xít kể từ năm 1965 sau bộ phim The Shop on Main Street đã đoạt giải Oscar. Tuy nhiên bà Cerna cho rằng giới trẻ hiện tại cần phải được kể lại câu chuyện này. “Chúng tôi không nên đánh mất những ký ức về một thời kỳ lịch sử này, chúng tôi cần kể nó để ngăn ngừa những điều sẽ tái xảy ra” – bà cho biết.
Nắm giữ một thị phần khán giả rộng lớn, những bộ phim có đề tài về Thế Chiến thứ 2 luôn có doanh thu cao hơn tại thị trường phim Châu Âu. Dù vậy, các bộ phim này luôn được tài trợ bởi các tổ chức để có chi phí sản xuất. Max Manus, một bộ phim về một anh hùng người Na Uy có mức đầu tư 8 triệu đô la và thu về 1,2 triệu đô la. Baaria trị giá 30 triệu đô la. Ngài Kirsten Niehuus, chủ tịch quỹ tài trợ Medienboard của Đức cho biết “Các nhà sản xuất phim đến với chúng tôi, với những ý tưởng mới lạ khiến đề tài này hấp dẫn”.
Phim Winter in Wartime
Ví dụ, bộ phim Protektor tập trung vào một phóng viên đài người Séc luôn cố gắng bảo vệ cô vợ người Do thái của mình bằng cách tuyên truyền cho Phát xít đức. Một số bộ phim khác thì có các nhân vật trẻ hơn như Winter in Wartime về một cậu bé giúp đỡ một phi côn người Anh thoát khỏi lính Đức. Broken Promise là câu chuyện thật về một cầu thủ bóng đá trẻ tuổi người Do Thái trốn thoát khỏi trại tập trung để chiến đấu cùng du kích Liên Xô.
Ngài Jacobsen cảm thấy những câu chuyện này rất quan trọng với giới trẻ, những người chưa từng trải qua và chứng kiến thời kỳ này. Nhà sản xuất của Max Manus đã kể về bức thư của một cậu bé 17 tuổi yêu thích bộ phim này, cậu đã tiết lộ “Bạn gái của tôi còn không biết Aldolf Hitler là ai”. Ông cho biết “Còn rất nhiều người không có kiến thức về thời kỳ này ở ngoài kia, và chúng ta có khả năng lấp đầy nó. Hãy nhận lấy cơ hội để thực hiện”.
Thu Phương.