Quát mắng, đánh đòn, so sánh... là những sai lầm điển hình trong việc nuôi dạy con mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Nếu những sai lầm này kéo dài, bạn có thể khiến con luôn ở trong trạng thái lo lắng hoặc nặng hơn là trầm cảm.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang dạy con sai cách:

Ca ngợi con thái quá

Có bao giờ bạn tình cờ nói với con rằng: "Con là người đặc biệt nhất trong thế giới này". Bạn nghĩ rằng nó sẽ giúp con bạn tự tin, nhưng đây là sai lầm. Bạn nên biết cân bằng, điều chỉnh lời nói vì nếu thường xuyên ca ngợi sẽ khiến trẻ trở nên kiêu căng và cho là bản thân là quan trọng nhất.

Kiểm soát chặt chẽ hành vi của con

Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho rằng những phụ huynh kiểm soát con thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân. Bởi vậy, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với xã hội hay kết bạn. Do đó, nếu thấy con có thể tự giải quyết vấn đề thì hãy để tự trẻ xoay sở. Bạn có thể đưa ra lời khuyên nhưng đừng bao giờ cố gắng kiểm soát hay áp đặt con.

42 1 10 Dau Hieu Cho Thay Ban Dang Day Con Sai Cach Rat Nhieu Bo Me Mac Phai Ma Khong He Biet

Đánh đòn

Nhiều phụ huynh tin rằng đòn roi là cách rèn kỷ luật tốt nhất. Nhưng các chuyên gia cho rằng lạm dụng phương pháp này có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả. Trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích, mắc bệnh về tim mạch và hen suyễn.

So sánh con với người khác

Bạn đã từng bao giờ so sánh con mình vớ người khác? Nếu có, hãy dừng lại bởi việc so sánh trẻ với người khác làm hạ thấp lòng tự trọng và giá trị của trẻ. Nó cũng tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, bởi trẻ thường cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bạn. Trẻ cần tình yêu thương và sự ủng hộ của bố mẹ trong mọi hoàn cảnh. Thay vì cố nói những câu so sánh để trẻ chán nản và thất vọng, bạn hãy tập trung nói về vấn đề và tìm cách giúp trẻ cải thiện.

42 2 10 Dau Hieu Cho Thay Ban Dang Day Con Sai Cach Rat Nhieu Bo Me Mac Phai Ma Khong He Biet

Không nhất quán

Việc này có biểu hiện cụ thể như: Một ngày nọ, bạn yêu cầu trẻ tự dọn dẹp đồ chơi, rồi ngày hôm sau, bạn dọn giùm con mà không nói một lời. Hôm qua, bạn rất tức giận và phạt trẻ vì một trò đùa vô hại, nhưng hôm nay bạn vui vẻ và cho phép trẻ làm mọi thứ chúng muốn trong suốt cả ngày. Khi mẹ đang cau mày thể hiện sự không vừa ý với hành vi của trẻ, bố lại nhìn trẻ mỉm cười...

Điều này có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển lòng tự trọng, gây tổn thương và trầm cảm. Bởi vậy, các bậc cha mẹ nên nhất quán trong việc nuôi dạy con.

42 3 10 Dau Hieu Cho Thay Ban Dang Day Con Sai Cach Rat Nhieu Bo Me Mac Phai Ma Khong He Biet

Tránh nói về chủ đề nhạy cảm

Một số phụ huynh có xu hướng tránh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và tình dục với con. Ngay cả khi con đã là thanh thiếu niên. Nhưng theo nghiên cứu khoa học, quan điểm này thể hiện sự vô trách nhiệm của cha mẹ. Vì thiếu hiểu biết mà con bạn có thể quan hệ tình dục sớm hoặc gần gũi với bạn khác giới mà không sử dụng phương pháp phòng tránh an toàn.

Dọa dẫm

Theo các nhà tâm lý học thì cha mẹ không nên dùng phương pháp dọa dẫm để dạy con. Khi sợ hãi, trẻ không thể nghĩ kỹ về hành vi của mình. Trẻ cũng rất lo lắng khi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà bố mẹ thường lôi ra để dọa nạt.

Quát mắng

Quát mắng con giúp các bậc phụ huynh giải tỏa căng thẳng ngay lập tức, sau nhiều lần nhắc nhở mà con không làm theo. Nhưng việc này khiến hành vi của trẻ trở nên tệ hơn, thậm chí đó còn là nguyên nhân của chứng trầm cảm.

42 4 10 Dau Hieu Cho Thay Ban Dang Day Con Sai Cach Rat Nhieu Bo Me Mac Phai Ma Khong He Biet

Đổi lỗi

Các nghiên cứu khoa học xác nhận rằng trẻ hấp thu những giá trị từ bố mẹ nhiều hơn từ bất kỳ ai khác. Chúng sao chép hành vi của bạn. Do đó, nếu trẻ dành hầu hết thời gian ở bên bố mẹ và có hành vi xấu, bạn hãy tự nhìn lại bản thân đầu tiên.

Nếu bạn sợ xã hội là nguồn tác động chính đến trẻ, các chuyên gia cũng khẳng định rằng trường học hay môi trường bạn bè có chức năng chính là củng cố kiến thức và những giá trị mà trẻ đã nhận được ở nhà.

Kỳ vọng quá cao

Một số người lại đặt ra kỳ vọng quá cao vào con mình. Những kỳ vọng sẽ thúc đẩy trẻ thể hiện tốt hơn, nhưng nếu mục tiêu không thực tế, trẻ có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.

 

Nguồn: An Nhiên

Nld.com.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC