Mới đây, một bộ phim hoạt hình ngắn dài 7 phút có tên “Bao baby” đã giành giải thưởng phim hoạt hình ngắn hay nhất và đang tạo ra làn sóng bình luận trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
Câu chuyện diễn ra trong một gia đình điển hình ở nước này. Một người phụ nữ khéo léo làm bánh bao cho chồng, nhưng người chồng chỉ ăn mấy cái rồi vội lấy cặp đi làm, ngay cả lời tạm biệt cũng không nói. Bà nội trợ lại trải qua một ngày cô đơn và buồn tẻ.
Tuy nhiên, hôm nay một sự cố ngoài ý muốn đã xảy ra. Một cái bánh nhỏ mà người chồng chưa ăn đã biến thành hình dạng con người và khóc như một đứa trẻ. Người phụ nữ nhanh chóng nảy sinh tình cảm với thứ đồ nhanh nhẹn đáng yêu này. Bà xem như đứa con trai bé bỏng của mình và đặt tên là “Bao baby”. Dưới sự chăm sóc của mẹ “Bao baby” lớn lên từng ngày.
Con trai của nữ diễn viên Di An bị bắt giữ vì dùng s úng trong khuôn viên trường, một phần do cách giáo dục khắc nghiệt của cha mẹ. Ảnh: Sina.
Sau khi lớn lên “Bao babay” bắt đầu mong muốn không gian cá nhân của mình, không thích người mẹ kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của bản thân. Còn người mẹ vì lo lắng “Bao baby” sẽ bị thương và bị bắt nạt nên càng bảo vệ nghiêm ngặt hơn… Do đó, mâu thuẫn giữa mẹ và con dần nảy sinh. Để thoát khỏi sự kiểm soát quá mức của người mẹ, “Bao baby” bỏ nhà ra đi, khiến người mẹ lại quay về cô đơn một mình. Khi đứa trẻ trở về nhà lần nữa, cậu đã mang theo một vị hôn thê tóc vàng về cùng để chính thức chia tay mẹ.
Người mẹ hoàn toàn sụp đổ.
Vì không muốn đứa trẻ rời đi, bà đã cầm chiếc bánh nuốt vào bụng để đứa bé không bao giờ rời khỏi mình. Tuy nhiên, người mẹ sau đó đã ngã xuống đất và bật khóc…
Câu chuyện có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại là câu chuyện bản thân đạo diễn từng trải. Shi Zhiyu di cư sang Canada cùng bố mẹ khi mới 2 tuổi. Vì bố luôn bận rộn công việc nên không có thời gian dành cho cô. Mọi việc từ đi học, ăn uống đều do mẹ quán xuyến. Cũng giống nhiều đứa trẻ ở Trung Quốc, cô chấp nhận sự bảo vệ quá mức và kiểm soát áp lực cao từ mẹ. Ngay cả cảnh đau lòng nhất trong phim ngắn cũng chính là lời thực mẹ từng nói với cô: “Mẹ thực sự muốn đặt con trở lại trong bụng để mẹ luôn biết con đang ở đâu”. Tình yêu và sự đấu tranh đằng sau câu nói này không phải là mối quan hệ cha mẹ và con cái còn tồn tại trong thực tế của chúng ta sao?
Đạo diễn Shi Zhiyu (váy đen) được trao giải phim hoạt hình ngắn xuất sắc qua bộ phim tái hiện cách nuôi con bao bọc của cha mẹ Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Nhà vô địch Olympic Guo Yue cũng là nạn nhân như “Bao baby”. Guo Yue bị cha ép buộc tập luyện bóng bàn. Hiện anh đã 30 tuổi vẫn phải sống với bố.
Năm ngoái, nam diễn viên Zhu Yuchen đã đưa mẹ mình đến một chương trình truyền hình thực tế. Tuy nhiên, người mẹ đã khiến khán giả khá sợ hãi. Yuchen mặc dù đã 38 tuổi, nhưng cuộc sống của anh vẫn bị mẹ giám sát hoàn toàn. Mẹ Yuchen không cho phép con trai nấu ăn. Mỗi sáng bà dậy rất sớm để nấu súp cho con trai. Bất kể anh đang làm gì vào thời điểm đó đều phải tạm dừng để ăn món súp do mẹ chuẩn bị.
Ngay cả khi con trai nhận kịch bản, người mẹ cũng tham gia:
“Tôi không muốn thấy con trai mình bị người khác đánh đập, vì vậy nó không được phép chọn các bộ phim truyền hình võ thuật”. Trang cá nhân của Yuchen cũng bị mẹ giám sát mọi hành động và phát ngôn. Những lúc Zhu Yuchen có chút bất đồng, mẹ anh sẽ bẻ lái bằng cách khuyên bảo: “Mẹ đang làm mọi thứ cho con.” “Mẹ dùng cả đời này chỉ để đối xử tốt với con”…
Tuy nhiên, tình yêu quá mức này đã trở thành “chất độc” cho con trai bà. Bây giờ Zhu Yuchen gần 40 tuổi. Sự nghiệp diễn xuất của anh không có gì đặc sắc, đời sống tình cảm cũng trống rỗng. Anh không yêu và cũng không kết hôn.
Câu chuyện "chăm con ăn 7 tiếng" của nữ diễn viên Trung Quốc
Trong ngành giải trí Đài Loan, một nữ diễn viên cũng chia sẻ về việc nuôi dạy con nghiêm khắc của mình trong một show thực tế. Về ăn uống, cô dành 7 tiếng mỗi ngày để nhìn chằm chằm con trai mình và thúc giục con ăn hết tất cả các thức ăn mà cô chuẩn bị. Ngoài việc theo dõi chặt chẽ quần áo, thức ăn và chỗ ở của con trai, cô còn kiểm soát hành vi: không được phép hành động đơn độc trước 18 tuổi, không được dùng điện thoại di động…
Lớn lên trong một môi trường khép kín và áp lực của mẹ, con trai cô bắt đầu có tính cách cực đoan và yêu thích s úng.
Cuối tháng 3 năm ngoái, con trai của cô đã bị cảnh sát bắt giữ tại trường trung học ở Mỹ vì đ e d ọa sẽ tạo ra một vụ n ổ s úng trong khuôn viên trường. Sau 238 ngày giam giữ, cậu bị đưa trở lại Đài Loan và không được phép quay lại Mỹ đến hết đời.
Người mẹ bao bọc đến mức con trai 40 tuổi không yêu, không kết hôn. Ảnh: Sina.
Con gái thuê người ra tay với cha mẹ vì không chịu nổi sự "yêu thương quá mức"
Giống như nhiều bậc cha mẹ điển hình khác của Trung Quốc, cặp vợ chồng người Canada gốc Trung Quốc, Pan Hanhui và He Bixia đặt tất cả hy vọng vào con gái Jennifer của mình. Họ luôn muốn con gái phải dũng cảm và bất khả chiến bại. Bài tập về nhà phải tốt, tài năng xuất sắc, tất cả các loại cuộc thi không thể bỏ. Jennifer bắt đầu học piano và trượt băng từ năm 4 tuổi. Cô giành được nhiều giải thưởng khi còn nhỏ, nhưng áp lực tập luyện và học tập rất cao. Cô không được ngủ trước 10 giờ tối và kỳ nghỉ cũng không được nghỉ.
Khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Jennifer trở nên mệt mỏi với việc học vì cô không nhận được huy chương xuất sắc và không được chọn làm đại diện học sinh. Để không bị bố mẹ mắng, cô bắt đầu làm bảng điểm giả. Sau khi phát hiện, cha mẹ đã áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với cô: tịch thu máy tính, điện thoại di động, tính toán số km xe của cô để kiểm soát đường đi của con gái.
Các bạn nữ cùng lớp trang điểm, cô sẽ không. Jennifer cũng không được phép ra ngoài và chỉ chơi với các bạn cùng lớp. Cô không được phép đến nhà của bạn cùng lớp và không được phép yêu. Trước 22 tuổi, cô không được đi qua đêm.
Jennifer (ngoài cùng phải) đã thuê côn đồ ra tay với chính cha mẹ. Ảnh: Sina.
Jennifer cũng không kháng cự, dần dần sự oán giận khó tan biến khiến cô điên loạn. Vào lúc 10 giờ tối ngày 8/11/2010, một vụ án m ạng đã xảy ra tại khu dân cư thuộc tầng lớp trung lưu của Toronto, Canada. Ba tên côn đồ vào nhà từ cửa trước và đưa chủ hộ xuống tầng hầm. Người vợ bị g iết ngay tại chỗ, còn người chồng bị b ắn chệch nên may mắn thoát c hết.
Trước đó, khi đôi vợ chồng bị nhóm côn đồ kéo đi, người chồng đã hỏi vợ bằng tiếng Quảng Đông: “Làm thế nào bọn côn đồ vào được?”. Người vợ nói rằng cô không biết. Họ không thể nghĩ rằng họ đã yêu con gái quá nhiều khiến con không thể chịu đựng nổi và thuê người để gây ra mọi chuyện.
Tuy nhiên, trong bộ phim ngắn “Bao baby”, đạo diễn đã để kết thúc có hậu: Sau khi người mẹ nuốt chiếc bánh nhỏ, bà đột nhiên tỉnh dậy. Hóa ra đó chỉ là một giấc mơ, đứa con trai thực sự của bà đã trở về bên cạnh, hai mẹ con đã hòa giải và mâu thuẫn được xóa bỏ.
Trên thực tế, còn bao nhiêu gia đình vẫn bị mắc kẹt trong thực trạng không lối thoát như thế này?
Nguồn: Huyền Trang
VnExpress