Khi phát hiện ra con mình đang nghiện điện thoại di động, cha mẹ không phải chỉ giải quyết bề mặt bằng cách ngăn chặn mà còn cần nhận thức rằng vấn đề sử dụng điện thoại di động đang phản ánh sự phụ thuộc của trẻ về mặt tinh thần đối với điện thoại. Do đó, hãy kiên nhẫn hơn với con và cho con một quy trình cai nghiện từng bước một, để con cảm thấy dễ dàng hơn trong việc này.
Bước đầu tiên, cha mẹ có thể quy định thời gian cho trẻ sử dụng điện thoại di động. Chẳng hạn như cấm con sử dụng vào các buổi tối không phải cuối tuần, mỗi lần con chỉ được chơi 30 phút và thời gian sử dụng vào cuối tuần cũng cần hạn chế. Thông qua việc thực hiện các quy tắc này, con sẽ tự nhiên quen với việc tuân theo chúng một cách từ từ.
Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng việc nghiêm cấm một cách cứng nhắc và mù quáng sẽ chỉ khiến con có xu hướng trở nên có ham muốn mạnh mẽ hơn. Do đó cha mẹ phải hiểu một chân lý rằng: “Ngăn chặn không bằng khai thông.”
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng như những người thầy mẫu mực, sẽ cùng đồng hành và động viên con trong suốt quá trình trưởng thành. Thế nhưng khi con lớn lên trong môi trường mà gia đình đều sử dụng điện thoại di động để giải trí, thì con cũng tự nhiên không thể phát triển thói quen đọc sách và yêu thích học tập. Vì vậy, thay vì luôn yêu cầu con không được chơi điện thoại di động, tốt hơn hết là cha mẹ hãy tự làm gương bằng cách đọc sách sau khi về nhà. Bạn cũng có thể cùng con học bài và hình thành những thói quen tốt khác.
“Ngăn chặn không bằng khai thông” là cách mà cha mẹ có thể sử dụng để dần đưa con trở lại khuôn phép. (Ảnh: George Rudy/ Shutterstock)
Vậy cha mẹ nên làm gì với trẻ lớn hơn? Sau đây là những quy tắc gia đình thú vị của một bà mẹ người Mỹ khi cho con sử dụng điện thoại di động:
“Con trai thân mến:
Bây giờ, con đã có một chiếc điện thoại di động của riêng mình. Điều này thật tốt! Con bây giờ đã là một cậu bé 13 tuổi tuyệt vời, và có lẽ con đã hiểu trách nhiệm của mình khi nhận được món quà này. Thế nên, khi nhận nó con cần phải tuân thủ một số quy tắc và quy định này nhé!
Con yêu! Hãy vui vẻ và đọc kỹ những điều này từ đầu đến cuối. Mẹ muốn con hiểu rằng mong muốn của mẹ là bồi đưỡng con trở thành một người toàn diện, khỏe mạnh và hữu ích. Hơn nữa giúp con có thể thích nghi một cách đúng đắn với công nghệ hiện đại và không bị nó chi phối.
Nếu con không tuân theo những thỏa thuận này, mẹ rất tiếc khi phải nói với con rằng mẹ sẽ chấm dứt việc con tiếp tục sử dụng điện thoại.
1. Đây là chiếc điện thoại mà mẹ đã dùng tiền của mình để mua. Và hiện tại, mẹ chỉ cho con mượn nó, vì vậy hãy giữ gìn nó thật cẩn thận.
2. Khi thay đổi mật khẩu điện thoại di động, hãy cho mẹ biết mật khẩu là gì.
3. Khi điện thoại đổ chuông, con phải nghe máy, khi bắt máy, con phải nói: “Xin chào, con nghe ạ!”, đây là phép lịch sự cơ bản của con người. Con không được bởi vì là cha mẹ gọi đến mà bỏ qua phép tắc hoặc cố tình không nghe máy, điều đó sẽ khiến cha mẹ lo lắng cho con.
4. Từ thứ Hai đến thứ Sáu vào lúc 19:30 tối và 21:00 các buổi tối vào cuối tuần, hãy đưa điện thoại của con cho mẹ hoặc cha đúng giờ. Cha mẹ sẽ tắt điện thoại và bật lại vào lúc 7:30 sáng hôm sau.
5. Điện thoại di động không được mang đến trường. Con hãy học cách trò chuyện trực tiếp với các bạn cùng lớp vì đó là một kỹ năng sống. Nếu con chỉ học nửa ngày, thì thời gian con lại con có thể ra ngoài tham quan, học thêm, hoặc có các hoạt động ngoại khóa nào đó của riêng con. Nhưng nó tuyệt đối không phải là con sẽ dành nửa ngày còn lại cho điện thoại.
6. Nếu điện thoại của con vô tình bị hỏng hoặc bị mất, con sẽ phải trả tiền cho việc sửa chữa hoặc mua mới. Tuy nhiên, con có thể làm việc nhà để đổi lấy tiền tiêu vặt hoặc tiết kiệm một số tiền sinh nhật của mình để có tiền cho những trường hợp như vậy.
7. Đừng sử dụng điện thoại của con để nói dối và đánh lừa người khác. Mục đích chính của con là học tập, và điện thoại di động chỉ là công cụ giúp con liên lạc với bạn cùng lớp và các thành viên trong gia đình.
8. Tuyệt đối tránh xa các nội dung khiêu dâm. Khi sử dụng điện thoại di động để lướt Internet, con chỉ có thể tìm kiếm và duyệt thông tin có thể được chia sẻ với người lớn. Nếu con có thắc mắc về bất cứ điều gì, con có thể hỏi mẹ hoặc cha.
9. Ở những nơi công cộng hoặc khi ăn tối với người khác, hãy nhớ đặt điện thoại ở chế độ im lặng và cất nó đi, đồng thời con hãy luôn tỏ ra là người lịch sự.
10. Không gửi hoặc nhận hình ảnh về những bộ phận gợi cảm trên thân thể của con hoặc của bất kỳ ai khác. Sự rộng lớn của không gian mạng và sức mạnh của nó lớn hơn nhiều so với những gì con có thể tưởng tượng. Cho nên con sẽ rất khó để những chuyện này không lưu lại danh tiếng xấu.
11. Đừng chụp ảnh và quay video một cách tùy tiện, con cũng không nhất định cứ phải ghi lại mọi thứ. Hãy trải nghiệm cuộc sống bằng trái tim và những trải nghiệm cuộc sống này sẽ tồn tại mãi trong ký ức của con.
12. Đừng quá chú ý đến phần mềm xã hội trên điện thoại. Điện thoại di động của con không phải là tất cả đối với con, đừng luôn sợ hãi về những gì con bỏ lỡ và hãy làm cho trái tim của con mạnh mẽ hơn.
13. Hãy mở rộng tầm nhìn của con với nhiều thể loại âm nhạc bằng cách tải xuống một số bản nhạc truyền thống, cổ điển hoặc mang ý nghĩa chân chính.
14. Đừng giảm số lần tập thể dục vì điện thoại di động, hãy cảm nhận thiên nhiên nhiều hơn, đi dạo và trò chuyện với gia đình, bạn bè. Và con hãy luôn sử dụng bộ não linh hoạt để giải quyết các vấn đề con thắc mắc thay vì luôn sử dụng các công cụ tìm kiếm để có câu trả lời.
15. Giả sử nếu một ngày nào đó con gặp khó khăn trong bất kỳ điều gì đó, mẹ sẽ lấy lại điện thoại và trò chuyện vui vẻ với con, mẹ sẽ luôn là người bạn đồng hành ở bên cạnh con.
Mẹ hy vọng con có thể đồng ý với các điều khoản này. Hầu hết những điều được liệt kê ở trên không chỉ áp dụng cho riêng điện thoại mà còn cho cuộc sống của con.”
Trên thực tế, trẻ em đã có một khả năng bắt chước rất mạnh từ khi còn nhỏ, do đó cha mẹ nên kiềm chế bản thân và dành nhiều thời gian hơn cho con, đừng đợi đến khi con lớn lên mới nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ từng khoảnh khắc tuyệt vời trong quá trình trưởng thành của con nhé.
Xu Tuệ, Vision Times