Ở trẻ sơ sinh có một số vị trí nên và không nên chạm vào, cha mẹ cần biết để tránh những tổn thương gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ sơ sinh rất mong manh, sức đề kháng kém, ngay cả việc cha mẹ tiếp xúc hằng ngày cũng có thể khiến trẻ nhiễm virus, vi khuẩn. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh có 4 bộ phận mà mọi người không nên chạm vào, bởi có thể gây ra những tổn thương vô hình.

4 vùng cấm không nên chạm vào ở trẻ

1. Miệng

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi khuẩn do bị người lớn hôn vào miệng. Trong miệng của người trưởng thành có hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau. Ngay cả những người rất chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng cũng có không dưới 50 tỷ con vi khuẩn trong miệng.

1 Tre Co 4 Vung Cam Khong Nen Cham Vao 3 Noi Nay Chinh La Cong Tac Thong Minh Cang Cham Cang Tot Cho Tre

Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch thấp, trong khi đó có nhiều "sát thủ vô hình" trên tay và miệng của người lớn. Việc chạm vào hôn vào miệng trẻ có thể dễ dàng gây nhiễm trùng miệng và đường hô hấp.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nhớ rằng, không cho bất cứ ai hôn vào miệng con mình, kể cả là bản thân. Khi chăm sóc trẻ hằng ngày, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, tốt nhất nên rửa tay và mặc quần áo sạch trước khi tiếp xúc với bé.

2. Thóp

Thóp trên đầu của trẻ thường không đóng hoàn toàn cho đến khi chúng được 1 - 1,5 tuổi. Trước đó, khu vực này không có hộp sọ bảo vệ, mô não nằm ở dưới da đầu, chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

2 Tre Co 4 Vung Cam Khong Nen Cham Vao 3 Noi Nay Chinh La Cong Tac Thong Minh Cang Cham Cang Tot Cho Tre

Trẻ sơ sinh sẽ có những vảy lớn màu vàng nâu ở gần thóp. Đây là chất tiết bã nhờn đặc trưng, cha mẹ không nên tùy ý chạm vào vì có thể khiến trẻ bị thương. Các vảy sẽ bong ra từ từ khi bạn vệ sinh cho trẻ hằng ngày.

Bạn có thể cho con mình đi tắm nắng mỗi ngày để cơ thể tổng hợp vitamin D và thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý bảo vệ và giữ ấm vùng thóp của bé như đội một chiếc mũ nhỏ.

3. Má

Nhìn khuôn mặt hồng hào đầy đặn của đứa bé, ai cũng muốn chạm vào, véo nó. Tuy nhiên, hành động này sẽ kích thích tuyến nước bọt của trẻ tiết ra nhiều hơn. 

Ngoài ra, việc thường xuyên véo má, xoa má sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương mặt, khiến xương hàm và cơ 2 bên má phát triển không đồng đều, dẫn tới mặt của bé có thể bị lệch và không cân xứng.

4. Rốn

Dây rốn bị cắt là vết thương đầu tiên mở ra sau khi em bé chào đời. Do trẻ chưa đủ sức đề kháng nên vi khuẩn dễ dàng "xuyên thủng" từ vết thương này, gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3 Tre Co 4 Vung Cam Khong Nen Cham Vao 3 Noi Nay Chinh La Cong Tac Thong Minh Cang Cham Cang Tot Cho Tre

Vì rốn của em bé thường quấn, dễ đổ mồ hôi và tiết ra dầu nên trở thành nơi tích tụ chất bẩn. Nếu thấy tình trạng này, một số người mẹ sẽ vệ sinh rốn cho con mình.

Tuy nhiên, người lớn mang vi khuẩn trên tay và việc xử lý không đúng cách rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý chăm sóc rốn cho bé, sát trùng rốn thường xuyên bằng thuốc đặc trị, giữ khô ráo, hạn chế tiếp xúc bằng tay… cuống rốn của bé sẽ từ từ rụng và lành lại.

3 "công tắt thông minh", càng chạm trẻ càng thông minh

Mặc dù một số bộ phận trên cơ thể em bé không thể tùy ý chạm vào nhưng trên thực tế, trẻ không hề mỏng manh như tưởng tượng. Đối với trẻ sơ sinh, chúng cần tiếp xúc cơ thể nhiều hơn với người lớn để có đủ cảm giác an toàn. 

Trên người trẻ có 3 "công tắc thông minh", cha mẹ có thể chạm vào nhiều sẽ giúp trẻ ngủ ngon, ăn ngon, khỏe mạnh và ngày càng thông minh hơn.

4 Tre Co 4 Vung Cam Khong Nen Cham Vao 3 Noi Nay Chinh La Cong Tac Thong Minh Cang Cham Cang Tot Cho Tre

1. Vuốt ve đầu 

Xoa hoặc vuốt vào đầu trẻ một cách nhẹ nhàng và thường xuyên có thể khiến trẻ cảm thấy ấm áp và an toàn. Cùng với hành động vuốt ve còn có thể kích thích cảm giác da đầu của trẻ, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu ở đầu và thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh não.

2. Vuốt ve ngực và bụng

Chức năng tim phổi và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn chưa trưởng thành, thường gặp rắc rối với các vấn đề về đường tiêu hóa như thường xuyên ợ hơi, nôn mửa, đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, trẻ sơ sinh thường khó ngủ, biếng ăn và quấy khóc liên tục.

Cha mẹ cần thường xuyên chạm vào ngực và bụng để giúp trẻ thư giãn, điều này cũng có thể tăng cường nhu động của đường tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết. Nếu bụng trẻ thoải mái, không khó chịu, trẻ sẽ có nhiều năng lượng để khám phá, đương nhiên sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.

3. Vuốt ve tay chân

Bàn tay và bàn chân của trẻ có nhiều dây thần kinh và huyệt đạo, nếu cha mẹ chạm vào thường xuyên có thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy sự phát triển của não và các cơ quan nội tạng, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Theo Tổ Quốc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC