Trước khi lau chùi bạn cần hiểu rõ chất liệu gỗ của đồ vật ở nhà là gì để áp dụng lau chùi đúng cách. Nếu bề mặt gỗ hở thì phải tránh không được để bị ướt và nên đổ thuốc tẩy ra vải trước, không được đổ trực tiếp lên bề mặt gỗ. Bề mặt véc ni khá nhạy cảm với nước, bạn nên lau chùi thông thường bằng một miếng vải hơi ẩm và đừng quên xử lý các vết bẩn cứng đầu kĩ càng với dung dịch thuốc tẩy. Nếu đồ gỗ của bạn được bao phủ bằng lớp sơn, thì bạn có thể dùng loại nước rửa bát thông thường để lau chùi một cách dễ dàng.
1. Vệ sinh đồ gỗ với giấm và nước
Hỗn hợp giấm và nước sẽ giúp đánh bay các vết bẩn và bụi bám trên đồ gỗ. Việc thực hiện cũng đơn giản với các bước sau đây:
Bước 1: Vệ sinh các bụi bẩn trên đồ gỗ
Khi thực hiện vệ sinh đồ gỗ, bạn phải chắc chắn rằng các đồ đạc đã được dọn sang một bên. Sử dụng chổi lông gà quét đi các lớp bụi bám dính trên đồ gỗ.
Bước 2: Pha hỗn hợp giấm và nước
Pha hỗn hợp giấm và nước theo tỉ lệ 1:5. Sau đó, khuấy đều hỗn hợp hòa quyện với nhau và tiến hành vệ sinh đồ gỗ.
Bước 3: Vệ sinh đồ gỗ
Dùng miếng vải mềm nhúng vào trong dung dịch, vắt sạch và lau chùi trên bề mặt đồ gỗ. Tuyệt đối, không được xịt dung dịch giấm trực tiếp lên đồ gỗ.
Bước 4: Làm sạch đồ gỗ
Tiếp theo, dùng miếng vải sạch khô nhúng vào trong nước lạnh và lau chùi lại trên đồ gỗ. Trong quá trình lau sạch lại mà vẫn còn vết bẩn thì tiếp tục thực hiện vệ sinh ở bước 3.
Nếu không thích mùi giấm thì ở bước 4, bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước trà xanh để làm giảm đi mùi nồng của giấm.
2. Vệ sinh đồ gỗ với giấm và dầu ô liu
Giấm ăn và dầu ô liu là hỗn hợp giúp đồ gỗ trở nên sáng bóng và làm giảm vết trầy xước trên đồ gỗ.
Bước 1: Pha hỗn hợp giấm
Pha trộn hỗn hợp giấm và dầu ô liu theo tỉ lệ 1:4 và cho vào trong bình xịt. Sau đó lắc đều để hỗn hợp này hòa trộn lẫn nhau. Giấm và dầu ô liu có tác dụng làm phục hồi độ ẩm của đồ gõ, loại bỏ các vết trầy xước làm mất thẩm mỹ, đánh tan sự tích tụ nước có trên đồ gỗ để tránh làm hư hại.
Ngoài ra, để tăng được độ mạnh cho dung dịch và làm giảm đi mùi nồng của giấm thì bạn cho thêm ít nước cốt chanh vào trong hỗn hợp. Axit trong chanh cũng có tác dụng là chất làm sạch hiệu quả.
Bước 2: Vệ sinh đồ gỗ
Dùng miếng vải mềm nhúng vào trong dung dịch, vắt sạch nước và lau chùi lên bề mặt của đồ gỗ. Hoặc có thể xịt dung dịch lên trên vải mềm và thực hiện công đoạn lau chùi.
Tiếp tục lau chùi từ 2-3 lần thì vết bẩn cũng bay mất, đồ gỗ trở nên sáng bóng và mới mẻ hơn rất nhiều.
Bước 3: Làm sạch đồ gỗ
Tiếp theo, dùng miếng vải sạch khô nhúng vào trong nước lạnh và lau chùi lại trên đồ gỗ.
3. Lau sạch đồ gỗ bằng dầu Paraffine hoặc bia
Một cách thông dụng khác rất được ưa chuộng là dùng bia, lấy một tẩm vải mềm thấm bia hay dầu paraffine chà lên mặt gỗ để xóa đi các vết bẩn lâu ngày. Nếu dùng dầu paraffine bạn cần lưu ý là khi vừa khô nên chùi lại bằng dầu thông với vải thường để đánh bóng độ sáng như mong muốn.
4. Lau sạch đồ gỗ bằng nước trà
Bạn hãy pha một bình nước trà to và thật đậm đặc, để nguội. Sau đó dùng vải mềm nhúng nước trà và lau mạnh trên bề mặt gỗ từ 2 - 3 lần.
5. Làm sáng lớp vec-ni trên gỗ bằng sữa
Mách bạn thêm cách để lấy lại vẻ sáng bóng như mới bạn hãy dùng một ít sữa lau trên lớp vec-ni, để khô rồi lấy bàn chải nhúng nước lã lau sạch. Sau khi dùng sữa lớp vec-ni trên gỗ nhà bạn sẽ cứng và bóng hơn trước. Tuy nhiên hãy lau sạch, tránh để sữa vương lại, vì sữa thu hút côn trùng như kiến, gián.
Theo Xe và thể thao