Hàng loạt bài viết mượn danh người bệnh, giới thiệu về hiệu quả điều trị của sản phẩm tạo lòng tin với khách hàng - Ảnh: CN chụp lại
"Đặc thù của hình thức quảng cáo này là không phải ai cũng nhìn thấy quảng cáo đó, nên có những trường hợp quảng cáo vi phạm nhưng cơ quan chức năng lại không phát hiện ra, hoặc khi được phát hiện xử phạt thì nhà sản xuất lại không nhận quảng cáo đó là của mình, dẫn đến khó xử lý" - vị này cho biết.
Vị này cũng cho hay tháng 3 vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc họp với các bộ ngành, các tỉnh thành, thống nhất cần các biện pháp mạnh tay hơn xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, y học cổ truyền như thần dược. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định.
Có biện pháp xử lý mạnh với các quảng cáo vi phạm quy định trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Twitter, YouTube, Coccoc... và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo. Đồng thời rà soát quản lý chặt điều kiện mở website, tên miền để khi phát hiện sai phạm về quảng cáo tạm đóng hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm.
Bộ Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên sàn giao dịch thương mại điện tử, công ty đa cấp, giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật.
Đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo "nổ" cho thực phẩm chức năng. Đây là lần đầu tiên việc quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược được đề nghị xử lý ở cấp độ liên ngành.
Sau hội nghị này, từ 31-3 đến nay đã có 6 nhà sản xuất thực phẩm chức năng có quảng cáo "lố" đã bị xử phạt.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online