Nên thanh toán nợ trước khi tích lũy các tài sản tiết kiệmTrong thời kỳ khủng hoảng, người Đức thường có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn để tránh rủi ro.

Bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm 2009, tỉ lệ tiết kiệm tại Đức nằm ở con số kỷ lục là 11,2%. Mặt khác nhu cầu vay tiền tại ngân hàng vẫn giữ ở mức cao. Và kết quả là chi phí tín dụng vẫn duy trì ở mức trung bình. Tuy nhiên, có một điều thường bị bỏ qua, đó là về nguyên tắc, chi phí của việc thanh toán tín dụng thường cao hơn so với mức lãi suất mà các khoản tiền gửi được hưởng. Do đó, việc thanh toán các khoản nợ nên tiến hành trước khi tích lũy các tài sản tiết kiệm.

Nhiều hộ gia đình dùng tín dụng để tài trợ cho việc mua ô tô hoặc bất động sản. Những khoản vay như vậy thường phải trả lãi suất từ 5 - 6%. Theo chuyên gia tài chính của ING-Diba, Thomas Bieler, thì cứ 1 Euro tín dụng được trả trước thời hạn sẽ mang lại một mức lợi suất thực tế cao hơn, đó là còn chưa kể đên việc được miễn thuế hoàn toàn. Ngược lại, các khoản tiền gửi cố định và chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm có mức lãi suất hiện hành là từ 2-3%. Giả sử, một chứng chỉ tiền gửi mang lại mức lãi suất 3% và một tín dụng tài trợ mua ô tô mất chi phí 6%, như vậy ít nhất mất đi 3% mức thặng dư trong lãi suất tiết kiệm khi thực hiện thanh toán tín dụng đồng thời. Do đó, để không bị mất tiền trong chiến lược nước đôi này, chứng chỉ tiền gửi phải mang lại mức lợi suất 6%!

Bạn cũng nên lưu ý rằng thanh toán tín dụng trên thực tế luôn là một nghiệp vụ kinh doanh cần nhiều suy tính. Ví dụ sau đây ông Bieler đã chỉ ra các mức lợi suất gián tiếp đạt được dưới góc độ thuế. Giả sử, người chủ nhà phải trả 5% lãi suất thực tế cho khoản vay bất động sản của anh ta và đồng thời tận dụng lãi gộp từ khoản tiền tiết kiệm của mình. Để đạt được mức lợi suất tiết kiệm 5%, thì một hạng mục đầu tư phải mang lại được một mức lợi suất trước thuế tương ứng là 6,29%. Chỉ những ai hiện đang tăng tới 4% tỉ trọng đầu tư vào bất động sản thì trong tương lai mới có thể đạt được mức lợi suất đầu tư 5.43% trước thuế và lãi vay để bù lại chi phí tín dụng.

Để tránh rủi ro, phương châm của những người tiết kiệm thông thái là, ưu tiên thanh toán các tín dụng đắt đỏ, trước khi đổ tiền mới vào đầu tư. Chiến lược này còn mang lại một lợi ích nữa là, trong khi đầu tư vào các loại tài sản có mức lãi suất cao thường nhà đầu tư cũng phải chịu mức rủi ro cao, điều này đặc biệt đúng khi đầu tư vào chứng khoán, thì việc thanh toán tín dụng lại luôn là một nghiệp vụ phi rủi ro, cùng với đó, mức độ an toàn của tài chính cá nhân được tăng lên. Điều này luôn đúng bất kể mức lãi suất tiết kiệm được là bao nhiêu. Thêm vào đó, người chủ nhà còn có thể rút ngắn số nợ còn lại và thời hạn khoản vay bất động sản của anh ta.

Để chiến lược "trả nợ trước khi tiếp tục đầu tư" phát huy tác dụng, tuy nhiên cần một điều kiện quan trọng. Đó là hợp đồng tín dụng phải cho phép thanh toán đặc biệt. Nếu điều này không được quy định trong hợp đồng, khách hàng chỉ có thể hoàn trả trước thời hạn nhiều hơn mức đã thỏa thuận khi có sự đồng ý của người cho vay.

Nếu người đi vay đang mong đợi một mức tăng đáng kể trong thu nhập của mình trong vòng vài năm tới, vậy thì anh ta nên chú ý đến khả năng thích ứng với tỉ lệ trả nợ hiện hành. Nhiều tổ chức tín dụng cũng rất quan tâm đến khả năng linh hoạt này ở khách hàng của họ.

Hương Vũ - ©tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC