Từng giữ vị trí Giám đốc Điều hành cho một số hãng startup công nghệ ở Los Angeles và London, Anna Nguyễn vừa cho ra đời một cuốn tự truyện mang tên “Outsider” (Người ngoài cuộc). Cuốn sách viết về trải nghiệm sinh ra và lớn lên như một người Séc gốc Việt của cô.

1 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

2 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

Cuốn ‘Outsider’ (Người ngoài cuộc) của Anna Nguyễn kể về trải nghiệm lớn lên trong gia đình gốc Việt ở Czech, và quyết định sang Mỹ để theo đuổi thành công của cô

Anna Nguyễn, cô gái trẻ người Séc gốc Việt, là một công dân toàn cầu đúng nghĩa.

Sinh ra ở Praha, Séc trong một gia đình Việt Nam, học trường trung học Anh ở Việt Nam một năm, học đại học ở Nam California và có từng sống và làm việc ở TP HCM, Thụy Sỹ, London và Los Angeles.

Khi 10 tuổi, Anna là nữ diễn viên nhí gốc Á đầu tiên xuất hiện trên truyền hình Séc, với một vai diễn trong bộ phim truyền hình nhiều tập Josef a Ly.

Trong loạt bài về phụ nữ gốc Việt sinh sống ngoài Việt Nam, BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với cô bằng tiếng Anh vào cuối năm 2021.

BBC: Lớn lên trong môi trường đa văn hóa, bạn coi trọng điều gì nhất về văn hóa gốc Việt của mình?

Anna Nguyễn: Đạo đức làm việc và thói quen không coi mọi chuyện nghiễm nhiên mà có là điều mà tôi học tập được ở gia đình tôi, những người di dân, và tôi rất biết ơn họ về điều này. Tôi cũng học được rằng mình phải ân cần với mọi người và quan tâm đến người thân. Tôi tin rằng văn hóa châu Á coi trọng điều này hơn văn hóa phương Tây và tôi rất may mắn là đã lớn lên trong văn hóa đó.

3 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

Chụp lại hình ảnh,Anna Nguyễn là người sáng lập Saigon Comic Con ở Việt Nam hồi 2014

BBC: Sinh ra và lớn lên ở Cộng hòa Séc, bạn có gặp khó khăn, thách thức gì không?

Anna Nguyễn: Tôi rất tự hào về nơi mình sinh ra và tôi coi mình là người Séc. Tất nhiên nếu bạn lớn lên ở một nơi mà 99% người dân là gốc Âu, bạn sẽ khác biệt và sẽ bị hỏi những câu hỏi về các chuẩn mực văn hóa và gia đình bạn sống ra sao. Chằng hạn, chúng tôi có ăn bằng đũa không và có ăn nhiều cơm không. Tôi viết nhiều về chuyện đó trong cuốn tự truyện của mình. Tôi không thể nói là mình có trải nghiệm nào tồi tệ ở trường hay ngoài xã hội.

Tôi nghĩ vấn đề tôi gặp là xung đột giữa những gì mọi người trông đợi ở tôi ngoài xã hội và những gì bố mẹ trông đợi vào tôi ở nhà, vì cha mẹ tôi có những giá trị khác với bạn bè và thầy cô giáo tôi.

Vì thế tôi thường hỏi tại sao tôi lại phải theo những quy tắc khác với bạn bè? Tại sao tôi không được đi chơi khuya như các bạn?

4 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

Chụp lại hình ảnh,Anna Nguyễn khi bốn tuổi. Bé Anna thường ở nhà tự chơi một mình khi bố mẹ đi làm.

BBC: Vì sao bạn quyết định viết cuốn “Outsider”?

Anna Nguyễn: Tôi được truyền cảm hứng từ những câu chuyện của người nhập cư ở Mỹ. Ở Mỹ, chuyện bạn là người nhập cư hay con cháu của người nhậu cư là rất phổ biến, và các nền văn hóa nhập cư cũng vậy. Nhưng ở Cộng hòa Séc, không có lịch sử với nhiều thế hệ di dân nên tôi không thể nói ra những gì tôi cảm thấy hay tìm được nhiều người đồng cảm với việc ‘khác biệt’ cho tới khi tôi chuyển tới Mỹ học đại học.

Khi đó tôi nhận ra câu chuyện của tôi là rất giống với nhiều người ở Mỹ. Vậy là tôi có cảm hứng viết cuốn sách mang tên “Outsider” (Người ngoài cuộc), một cuốn tự truyện nói về trải nghiệm cá nhân và nghề nghiệp của tôi, và về danh tính của tôi đã thay đổi ra sao trong các môi trường khác nhau cũng như hành trình tìm bản thân của tôi. Tên của cuốn sách tóm tắt trải nghiệm của tôi – cảm thấy như người ngoài bất kể tôi sống ở đâu.

BBC: Bạn về thăm Việt Nam lần cuối là bao giờ? Bạn nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ?

Anna Nguyễn: Tôi về thăm Việt Nam lần cuối là 2016 trước khi có dịch Covid. Tôi thấy điều hứng thú nhất ở Việt Nam là số người trẻ ngày càng lớn – điều mà các nước phương Tây không có. Tầng lớp trung lưu ngày một lớn và dân số rất trẻ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, có nhiều cải tiến trong công nghệ và nói chung đẩy nền văn hóa về phía trước. Tôi rất tin vào việc bỏ đi những truyền thống không còn có ý nghĩa và không có mục đích đúng đắn (đặc biệt là những truyền thống làm hạn chế quyền của phụ nữ).

5 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

Chụp lại hình ảnh, Anna Nguyễn với vai diễn đầu tay trong bộ phim truyền hình nhiều tập Josef a Ly

Tôi tin rằng thế hệ trẻ có đầy đủ công cụ và sức mạnh để đưa xã hội tiến lên. Về phương diện công nghệ, tôi rất thích thú là có nhiều hoạt động gaming và blockchain đến từ Việt Nam. Là một người làm trong lĩnh vực tech, tôi rất có ấn tượng bởi các dự án như Axie Infinity. Trong cuốn ‘Outsider’, tôi dành hẳn một chương để viết về trải nghiệm là một Việt Kiều điều hành một công ty ở Việt Nam, và thời gian tôi sống ở Việt Nam lần đầu tiên khi tôi 15 tuổi – tôi học một trường của Anh ở đó trong một năm.

BBC: Bạn có thông điệp gì cho thế hệ người Việt thứ hai – những người gốc Việt sinh ở nước ngoài, mang hai dòng máu hay chuyển sang sống ở nước ngoài từ khi còn rất nhỏ?

Anna Nguyễn: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất chúng ta nên làm là tự tìm hiểu về bản thân. Hãy phát hiện ra bạn là ai, bạn thích điều gì, hãy sẵn sàng bỏ đi những chuẩn mực văn hóa hay thói quen văn hóa không phù hợp với bạn vì bạn lớn lên ở một xã hội không giống như cha mẹ bạn. Hãy tôn trọng tất cả các nền văn hóa nhưng hãy linh hoạt. Tôi không tin vào chuyện yêu nước thái quá và theo các tiêu chuẩn cứng nhắc, nhất là trong một thế giới toàn cầu.

Chúng ta có thể làm theo một số chuẩn mực văn hóa và thói quen được truyền từ các thế hệ trước nhưng chúng ta cũng có khả năng sáng tạo và làm thay đổi nền văn hóa hiện tại. Vậy nên chúng ta nên tạo ra văn hóa mà kể cả những người như tôi – người lớn lên trong môi trường đa văn hóa và không cảm thấy mình thuộc về nhóm nào – cũng cảm thấy mình thuộc về nó.

6 Anna Nguyen Tu Ch Sec Va Hanh Trinh Tim Ban Than Trong Moi Truong Da Van Hoa

Anna Nguyễn tại trường quay phim truyền hình Czech ‘Sever’. Cô đóng vai một thám tử Việt Nam điều tra cái chết của một người đàn ông Việt. Trong hình, Anna khám phá camera trong giờ nghỉ trưa

BBC: Bạn muốn làm gì để giúp thế giới này tốt đẹp hơn? Làm một nhà văn chẳng hạn?

Anna Nguyễn: Tôi muốn là chính mình – đạt được tiềm năng của mình như một doanh nhân, theo đuổi những gì làm cho tôi hạnh phúc và không theo các quy tắc chỉ vì mọi người bảo tôi phải làm thế (nhưng tất nhiên tôi vẫn là người tốt và tôn trọng người khác). Tôi cho rằng quá nhiều người sợ không dám sống theo ý mình vì họ sợ xã hội sẽ nghĩ gì về họ. Tôi tin rằng cách tốt nhất tôi có thể tác động đến thế giới là sống cuộc đời của mình mà không phải lo về chuyện làm theo ý người khác, và cho mọi người thấy rằng hoàn toàn có thể, và OK khi bạn khác biệt và ưu tiên bản thân và hạnh phúc của bản thân.

Cuốn ‘Outsider‘ của Anna Nguyễn được xuất bản bằng tiếng Séc cách đây hai tháng, cả sách giấy và e-book. Cô hy vọng cuốn sách sẽ được độc giả Séc đón nhận và một ngày có thể được chuyển ngữ sang các tiếng khác.

Là một doanh nhân ‘từ trong máu’, Anna cũng đang theo đuổi một ý tưởng startup mới mà cô nói cô chưa thể chia sẻ ngay lúc này.

Nguồn: BBC




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC