Đây là căn bệnh nghề nghiệp mà rất nhiều người thợ mắc phải, nhưng may mắn là bệnh này chữa được vì biểu hiện ngoài da của nó cũng rất rõ ràng. Còn những căn bệnh tiềm ẩn như ung thư thì chẳng ai mà nói trước được. Do đó đừng bán rẻ sức lao động, đừng phá giá nghề nails các bạn ạ.
Chia sẻ của bạn Thuan Le.
Nỗi lòng của bạn Thuan Le nhận được vô số bình luận cảm thông và chia sẻ bí kíp. Nhiều bạn cũng không ngại share hình ảnh đôi tay nứt nẻ rướm máu của mình. Thật may là triệu chứng này hầu như sẽ hết hẳn nếu bạn dùng đúng thuốc hợp với cơ địa.
Tay của bạn Henry Kenne
Tay của bạn Snow Tuyết Tây
Tay bạn Dung Vo
Tay bạn Mimi Vu
Tay bạn Mimi Vu.
Tay của bạn Candy Huyền
Làm cách nào để bảo vệ đôi tay thợ nails?
Các thợ nails chính là chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc bàn tay, do đó kinh nghiệm truyền miệng đôi khi mang lại hiệu quả ngang ngửa với các toa thuốc từ bệnh viện.
Lời khuyên chung của các thợ nails dành cho bạn Thuan Le và những người cùng cảnh ngộ là:
– Rửa tay sạch sẽ ngay sau khi làm xong cho khách. Bạn có thể sát khuẩn tay bằng cồn 90 độ, oxy già (Hydrogen Peroxide), thuốc tím Povidine hoặc nước muối loãng, giấm.
– Thoa vaseline dưỡng ẩm thường xuyên.
– Đeo găng tay (loại latex free để tránh tương tác với acetone) hoặc bao ngón tay như hình dưới.
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại gel, bột, primer…
Bạn Ivan Pham khuyên chủ thớt mua bao ngón tay đeo vào (finger cots).
Có khá nhiều loại kem đặc trị giúp chữa lành đôi bàn tay nứt nẻ trong thời gian ngắn. Ở mỗi quốc gia lại có những dòng thuốc khác nhau, tuy nhiên thành phần tá dược trong thuốc có thể là tương tự nhau.
Một số bạn đã cẩn thận mang thuốc rẻ tiền từ VN qua dùng rất hiệu quả, chẳng hạn kem Fucicort điều trị viêm da, thuốc 7 màu Silkron, thuốc mỡ Diprosalic, bên cạnh các hỗn hợp phèn chua tự chế, thuốc bắc…
Một số bạn mua thuốc ở Walgreens, Walmarts Boots như kem E45, Bepanthen, Aquaphor, Hydroval, Cortizone, Neosporin, Cortibion, Triamcinolone Acetonide, Cerave, Kentax, Working Hands, Clobetasol Propionate, Dermovate, Cerave… cũng khá hiệu quả.
Nếu đã dùng nhiều loại mà vẫn không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê toa kem bôi đặc trị và thuốc uống trị bệnh từ bên trong. Bạn nên nói rõ với bác sĩ mình đã sử dụng những loại gì, bởi vì nhiều kem bôi tuy rất hiệu quả với người khác nhưng lại không hiệu quả với cơ địa của bạn. Bác sĩ sẽ tránh dùng các thuốc này và kê cho bạn loại phù hợp hơn.
Bệnh viêm da thường tái đi tái lại, do đó bạn nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất bằng cách sử dụng bao tay.
Nguồn: Nguoi-viet.com