Hồi tháng 5, Thống đốc Gavin Newsom nói một tiệm làm móng là nơi có ca lây lan cộng đồng đầu tiên của bang California. Câu nói này khiến cộng đồng làm nail, vốn đã bị ảnh hưởng bởi tâm lý kỳ thị người gốc Á, càng thêm lo ngại.
“Vì sao lại là người Mỹ gốc Việt?” là câu hỏi của Janet Nguyen, cựu thượng nghị sĩ cấp bang, đảng Cộng hòa, đang chạy đua vào một ghế hội đồng ở Quận Cam - cộng đồng người gốc Việt lớn nhất bên ngoài Việt Nam. “Đó là ngành rất riêng của một cộng đồng, và (thống đốc) đã hoàn toàn làm ngành này kiệt quệ, như đâm một nhát dao vào tim chúng tôi”
Ngành nail gốc Việt cùng vận động Người gốc Việt ở Mỹ đã tạo ảnh hưởng chính trị ở Quận Cam trong nhiều thập niên qua, nhưng họ thường bầu chính khách Cộng hòa vào hội đồng bang ở Sacramento (thủ phủ bang California). Điều đó khiến cộng đồng người Việt có phần bất lợi ở bang California, nơi đảng Dân chủ áp đảo.
Đại dịch và câu nói của thống đốc đã buộc cộng đồng làm nail gốc Việt phải đứng lên và vận động các chính khách đảng Dân chủ cũng như các ngành khác, tìm cách sống sót, theo Politico. Dù gây thiệt hại nặng nề, câu nói của Thống đốc Newsom lại trở thành lý do để cả ngành nail tập hợp lại với nhau.
“Trong vòng 12 tiếng sau câu nói của Thống đốc Newsom ngày 7/5, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp báo lớn nhất mà tôi từng thấy”, theo Tam Nguyen, chủ của trường thẩm mỹ Advance Beauty College ở Quận Cam, và người sáng lập nhóm Nailing It for America, nhóm đã thu thập đồ bảo hộ cá nhân để quyên góp cho nhân viên y tế.
Trong 40 năm làm nghề, tôi chưa từng thấy cộng đồng làm nail đoàn kết như vậy trong đại dịch”, ông nói. “Trong cuộc khủng hoảng, đối thủ cạnh tranh hợp tác với nhau”.
Các chủ tiệm nail có chung hai trở ngại: hồi phục sau nhiều tháng đóng cửa, và nỗi lo về uy tín.
Bang California bật đèn xanh cho tiệm làm tóc mở lại trước tiệm nail hai tuần. Các đại diện ngành nail tự hỏi có phải ngành nail bị đối xử khác vì các chính khách cho rằng ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên là ở một tiệm nail. Điều này chưa hề được phía Thống đốc Newsom giải thích đầy đủ.
Sở Y tế dưới quyền ông nói với Politico rằng “ca lây nhiễm cộng đồng được biết đến đầu tiên” ở California là ở tiệm nail, nhưng thừa nhận rằng các nghiên cứu sau đó cho thấy virus đã lây lan ở California từ trước đó.
Dù vậy, câu nói của thống đốc vẫn lan rộng. Cảnh sát trưởng hạt Merced Vern Warnke khi trả lời một báo địa phương nói ông không biết ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên có phải ở tiệm nail hay không, nhưng ông vẫn bình luận rằng: “Nhiều tiệm nail có phụ nữ gốc Á, và ai biết được rằng họ đến từ đâu”.
Khoảng 20% người nhập cư gốc Việt trên cả nước Mỹ sống ở vùng Los Angeles và ngoại ô, và tại đây họ trở thành khối cử tri có ảnh hưởng. Ở thành phố Westminster, thuộc Quận Cam, 4 trên 5 thành viên hội đồng là người gốc Việt.
“Họ bầu qua thư, họ bầu thường xuyên và họ thường bầu cho người gốc Việt”, Fred Smoller, giáo sư chính trị ở Đại học Chapman, nói với POLITICO.
Đồng loạt phản đối thống đốc Đối thủ phe Dân chủ của bà Janet Nguyen là bà Diedre Thu-Ha Nguyen, đang là thành viên hội đồng ở thành phố Garden Grove. Bà cho biết đã liên hệ với văn phòng thống đốc thường xuyên, email mỗi ngày sau câu nói của thống đốc.
Nhóm các nghị sĩ gốc châu Á - Thái Bình Dương, có tên “Asian and Pacific Islander Legislative Caucus”, và chủ tịch nhóm này, nghị sĩ cấp bang David Chiu (đảng Dân chủ), cũng lên tiếng. Ông Chiu gửi thư cho Thống đốc Newsom ngày 15/5 nêu lo ngại về câu phát biểu của thống đốc.
Cùng các nhóm vận động khác, ông có thêm hai cuộc họp video đầu tháng 6 với các quan chức dưới quyền thống đốc, đề xuất các ý tưởng mở lại các tiệm nail và cách truyền thông tới các tiệm này.
9 nghị sĩ từ Quận Cam, dẫn đầu là nghị sĩ cấp bang Tyler Diep (đảng Cộng hòa) và Tom Umberg (đảng Dân chủ), cũng gửi Thống đốc Newsom một bức thư ngày 10/6, chất vấn vì sao các tiệm nail chưa nhận được hướng dẫn mở cửa.
“Nhiều người trên khắp bang đang đặt câu hỏi vì sao tiệm nail bị cho là ngành không an toàn để mở lại, trong khi các ngành tương tự, như làm tóc, thì lại khác”, họ viết trong thư.
Bang California ra hướng dẫn hai ngày sau đó, cho các tiệm nail, tiệm xăm mình và tiệm massage, có bao gồm các đề nghị của các tổ chức nói trên. Chẳng hạn, không cho khách hàng chạm vào mẫu sơn móng tay, và tẩy trùng các vật dụng làm móng thường xuyên.
Chính quyền thống đốc không phản hồi các câu hỏi vì sao lại có hướng dẫn khác nhau giữa các tiệm làm tóc và tiệm làm nail.
Mới đây, bang California lại ra lệnh đóng cửa lại sau khi dịch có dấu hiệu xấu đi, và lần này, ông Newsom không phân biệt làm móng hay làm tóc, mà ra lệnh đóng cửa toàn bộ “các dịch vụ cá nhân”.
Cơ quan bảo vệ môi trường của bang ngày 10/7 cũng công bố khoản trợ cấp 50.000 USD để đào tạo 2.500 người làm nail và chủ tiệm nail, “nhiều người trong số họ là người tị nạn và nhập cư gốc Việt, về cách giảm rủi ro từ hóa chất độc hại và Covid-19”.
Sẵn sàng lobby lần thứ hai Ông Chiu cho rằng đại dịch càng chứng tỏ rằng việc các doanh nghiệp đoàn kết và vận động cho chính mình là cần thiết.
“Đây là ngành đa phần là người gốc Á... và là cộng đồng chưa được đại diện tốt trong quá khứ”, ông nói với Politico. “Giờ đây chúng tôi đã liên lạc và hợp tác, và đó là điều tốt”.
Liên hiệp Chăm sóc Sắc đẹp California có thể sẽ tham gia, bằng việc kiện ông Newsom về các chính sách mở lại nói trên. Luật sư của nhóm, Fred Jones, cho rằng ông Newsom không nhận ra hậu quả chính trị của những câu nói về tiệm nail.
2020 Hồi tháng 5, Thống đốc Gavin Newsom nói một tiệm làm móng là nơi có ca lây lan cộng đồng đầu tiên của bang California. Câu nói này khiến cộng đồng làm nail, vốn đã bị ảnh hưởng bởi tâm lý kỳ thị người gốc Á, càng thêm lo ngại.
“Vì sao lại là người Mỹ gốc Việt?” là câu hỏi của Janet Nguyen, cựu thượng nghị sĩ cấp bang, đảng Cộng hòa, đang chạy đua vào một ghế hội đồng ở Quận Cam - cộng đồng người gốc Việt lớn nhất bên ngoài Việt Nam. “Đó là ngành rất riêng của một cộng đồng, và (thống đốc) đã hoàn toàn làm ngành này kiệt quệ, như đâm một nhát dao vào tim chúng tôi”.
Ngành nail gốc Việt cùng vận động Người gốc Việt ở Mỹ đã tạo ảnh hưởng chính trị ở Quận Cam trong nhiều thập niên qua, nhưng họ thường bầu chính khách Cộng hòa vào hội đồng bang ở Sacramento (thủ phủ bang California). Điều đó khiến cộng đồng người Việt có phần bất lợi ở bang California, nơi đảng Dân chủ áp đảo.
Đại dịch và câu nói của thống đốc đã buộc cộng đồng làm nail gốc Việt phải đứng lên và vận động các chính khách đảng Dân chủ cũng như các ngành khác, tìm cách sống sót, theo Politico. Dù gây thiệt hại nặng nề, câu nói của Thống đốc Newsom lại trở thành lý do để cả ngành nail tập hợp lại với nhau.
nguoi Viet lam nail o My anh 1 Cuộc biểu tình trước chợ Phước Lộc Thọ của người Việt đòi bang California cho mở cửa tiệm nail lại. Ảnh: Los Angeles Times. “Trong vòng 12 tiếng sau câu nói của Thống đốc Newsom ngày 7/5, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp báo lớn nhất mà tôi từng thấy”, theo Tam Nguyen, chủ của trường thẩm mỹ Advance Beauty College ở Quận Cam, và người sáng lập nhóm Nailing It for America, nhóm đã thu thập đồ bảo hộ cá nhân để quyên góp cho nhân viên y tế.
“Trong 40 năm làm nghề, tôi chưa từng thấy cộng đồng làm nail đoàn kết như vậy trong đại dịch”, ông nói. “Trong cuộc khủng hoảng, đối thủ cạnh tranh hợp tác với nhau”.
Các chủ tiệm nail có chung hai trở ngại: hồi phục sau nhiều tháng đóng cửa, và nỗi lo về uy tín.
Bang California bật đèn xanh cho tiệm làm tóc mở lại trước tiệm nail hai tuần. Các đại diện ngành nail tự hỏi có phải ngành nail bị đối xử khác vì các chính khách cho rằng ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên là ở một tiệm nail. Điều này chưa hề được phía Thống đốc Newsom giải thích đầy đủ.
Sở Y tế dưới quyền ông nói với Politico rằng “ca lây nhiễm cộng đồng được biết đến đầu tiên” ở California là ở tiệm nail, nhưng thừa nhận rằng các nghiên cứu sau đó cho thấy virus đã lây lan ở California từ trước đó.
Dù vậy, câu nói của thống đốc vẫn lan rộng. Cảnh sát trưởng hạt Merced Vern Warnke khi trả lời một báo địa phương nói ông không biết ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên có phải ở tiệm nail hay không, nhưng ông vẫn bình luận rằng: “Nhiều tiệm nail có phụ nữ gốc Á, và ai biết được rằng họ đến từ đâu”.
Khoảng 20% người nhập cư gốc Việt trên cả nước Mỹ sống ở vùng Los Angeles và ngoại ô, và tại đây họ trở thành khối cử tri có ảnh hưởng. Ở thành phố Westminster, thuộc Quận Cam, 4 trên 5 thành viên hội đồng là người gốc Việt.
“Họ bầu qua thư, họ bầu thường xuyên và họ thường bầu cho người gốc Việt”, Fred Smoller, giáo sư chính trị ở Đại học Chapman, nói với POLITICO.
nguoi Viet lam nail o My anh 2 Người nhập cư gốc Việt trở thành khối cử tri có ảnh hưởng ở Quận Cam. Ảnh: Liên hiệp ngành móng lành mạnh California (CHNSC).Đồng loạt phản đối thống đốc Đối thủ phe Dân chủ của bà Janet Nguyen là bà Diedre Thu-Ha Nguyen, đang là thành viên hội đồng ở thành phố Garden Grove. Bà cho biết đã liên hệ với văn phòng thống đốc thường xuyên, email mỗi ngày sau câu nói của thống đốc.
Nhóm các nghị sĩ gốc châu Á - Thái Bình Dương, có tên “Asian and Pacific Islander Legislative Caucus”, và chủ tịch nhóm này, nghị sĩ cấp bang David Chiu (đảng Dân chủ), cũng lên tiếng. Ông Chiu gửi thư cho Thống đốc Newsom ngày 15/5 nêu lo ngại về câu phát biểu của thống đốc.
Cùng các nhóm vận động khác, ông có thêm hai cuộc họp video đầu tháng 6 với các quan chức dưới quyền thống đốc, đề xuất các ý tưởng mở lại các tiệm nail và cách truyền thông tới các tiệm này.
9 nghị sĩ từ Quận Cam, dẫn đầu là nghị sĩ cấp bang Tyler Diep (đảng Cộng hòa) và Tom Umberg (đảng Dân chủ), cũng gửi Thống đốc Newsom một bức thư ngày 10/6, chất vấn vì sao các tiệm nail chưa nhận được hướng dẫn mở cửa.
“Nhiều người trên khắp bang đang đặt câu hỏi vì sao tiệm nail bị cho là ngành không an toàn để mở lại, trong khi các ngành tương tự, như làm tóc, thì lại khác”, họ viết trong thư.
Bang California ra hướng dẫn hai ngày sau đó, cho các tiệm nail, tiệm xăm mình và tiệm massage, có bao gồm các đề nghị của các tổ chức nói trên. Chẳng hạn, không cho khách hàng chạm vào mẫu sơn móng tay, và tẩy trùng các vật dụng làm móng thường xuyên.
Chính quyền thống đốc không phản hồi các câu hỏi vì sao lại có hướng dẫn khác nhau giữa các tiệm làm tóc và tiệm làm nail.
Mới đây, bang California lại ra lệnh đóng cửa lại sau khi dịch có dấu hiệu xấu đi, và lần này, ông Newsom không phân biệt làm móng hay làm tóc, mà ra lệnh đóng cửa toàn bộ “các dịch vụ cá nhân”.
Cơ quan bảo vệ môi trường của bang ngày 10/7 cũng công bố khoản trợ cấp 50.000 USD để đào tạo 2.500 người làm nail và chủ tiệm nail, “nhiều người trong số họ là người tị nạn và nhập cư gốc Việt, về cách giảm rủi ro từ hóa chất độc hại và Covid-19”.
nguoi Viet lam nail o My anh 3 Một người biểu tình cầm tấm biển ghi "Hãy công bằng với các tiệm nail" trong cuộc biểu tình hôm 8/6 tại Westminster. Ảnh: AP.Sẵn sàng lobby lần thứ hai Ông Chiu cho rằng đại dịch càng chứng tỏ rằng việc các doanh nghiệp đoàn kết và vận động cho chính mình là cần thiết.
“Đây là ngành đa phần là người gốc Á... và là cộng đồng chưa được đại diện tốt trong quá khứ”, ông nói với Politico. “Giờ đây chúng tôi đã liên lạc và hợp tác, và đó là điều tốt”.
Liên hiệp Chăm sóc Sắc đẹp California có thể sẽ tham gia, bằng việc kiện ông Newsom về các chính sách mở lại nói trên. Luật sư của nhóm, Fred Jones, cho rằng ông Newsom không nhận ra hậu quả chính trị của những câu nói về tiệm nail.
“Tôi nghĩ lúc nói câu đó, thống đốc không nhận ra 3/4 số tiệm nail là do người nhập cư gốc Việt thế hệ thứ nhất làm chủ, đa phần là phụ nữ”, ông Jones nói.
Giờ đây, việc tất cả tiệm làm tóc, làm nail và các dịch vụ cá nhân khác phải đóng cửa lần nữa là “một bước lùi lớn”, theo Tam Nguyen. Ông ước tính rằng lệnh ở nhà lần đầu đã buộc 35% số tiệm nail của bang phải đóng cửa. Lệnh mới sẽ khiến nhiều tiệm hơn nữa bị phá sản.
Ông cảm thấy đã chuẩn bị tốt hơn để “lobby” (vận động hành lang) cho lần mở lại tiếp theo, nhờ vào mạng lưới quan hệ mà ông mới có sau lần đầu vận động.
“Giờ đây chúng tôi có quan hệ ở văn phòng thống đốc, những cố vấn cao cấp, chúng tôi bây giờ biết người ở Sở Y tế Cộng đồng California”, ông nói với Politico. “Chúng tôi ở vị thế hơn hẳn tháng 3, để có thể vận động tốt nhất cho ngành chúng tôi”.
Trọng Thuấn
Nguồn: news.zing.vn