Kỳ 1: Việt Nam đang chảy máu sắc đẹp
Để phân tích, bạn đưa ra hàng loạt dẫn chứng, mà theo đó thì cái khuôn mẫu điển hình nhất của một quý ông Việt Nam thường là quần simili, áo sơ mi pô-pơ-lin pha ni-lông cắm thùng, thắt lưng gài điện thoại di động, tóc chải gôm bóng loáng và đại đa số là ruộm hấp đen nhánh. Vào thời điểm hiện nay, chí ít thì chín mươi phần trăm các quí ông vẫn cứ trung thành với kiểu trang phục ấy. Lắm khi ra đường trông cứ như đồng phục...
Cách đây mấy năm, có “sự kiện“ làm cộng đồng người Việt ở Séc “nhẩy dựng“ cả lên, khi ba cô gái thế hệ “chuối“ đăng đàn, viết blog trên báo Séc “vạch áo cho người xem lưng“. Trên báo chí cộng đồng dạo đó, thậm chí đã có ý kiến lôi cả bậc sinh thành của các cô ra để chỉ trích vì không biết dạy con. Chỉ vì họ dám “nói huỵch toẹt“ ra suy nghĩ của mình về người Việt Nam.
Còn nhớ, có một cô than thở, là nếu như bố mẹ bắt cô chỉ được lấy chồng Việt, thì không biết sẽ lấy ai. Cô đưa ra ví dụ về trường hợp một lần có người trai đồng hương lạ muốn làm quen, mà theo sự miêu tả của cô, thì hình hài trông cứ như vừa bước ra từ cuốn tạp chí giành cho những chàng đồng tính nào đó và kèm theo cái giọng nói “vắt được ra nước“. Vào đúng thời điểm ấy, người viết bài này cũng đang ở Hà Nội, nên có dịp quan sát các chàng trai thủ đô. Thú thực, là cô bé miêu tả “hơi bị trúng“. Nhiều lúc chiêm ngưỡng các trai tráng Thủ đô, hơi hơi tựa tựa như các trang nam nhi minh tinh màn bạc Hàn quốc xinh như mộng, chỉ có điều bản sao ở Việt Nam hơi bị thu nhỏ (về thể hình). Miệng ngậm lệch điếu thuốc, oằn mình lướt trên cỗ bình bịch tay ga, cứ thấy cái phong thái đ.ực r.ựa chạy đi đâu mất. Lại nhớ đến chuyện ngày xưa đi học, con bạn cùng lớp tuyên bố chắc nịch, rằng đến lúc lấy chồng sẽ chỉ tìm thằng nào đủ tiêu chuẩn “to, cao, đen, hôi“. Nếu vào thời buổi bây giờ, chắc nó ế...
Đấy là nói về chuyện hình thức, mà với người Việt Nam thì cũng tương đối dễ thay đổi, chỉ cần khi nào dàn minh tinh màn bạc, ca sĩ Hàn quốc, Đài Loan...xuất hiện với bộ dạng khác là xong ngay, đi theo ngay (trong lĩnh vực này thì tư duy “đi tắt đón đầu“ của ta chưa phát huy được). Còn thói quen, tập quán gia trưởng của các quý ông nước Việt thì không biết đến bao giờ mới thay đổi.
Người viết bài này không có ý định thêm thắt về vấn đề Việt Nam đang chảy máu sắc đẹp. Thế nhưng, cho tới nay nhiều người vẫn chụp mũ cho chị em, cáo buộc họ đổ xô đi lấy chồng Tây chỉ vì “hàng khủng“, chỉ vì tiền - kiểu ngụy biện đầy tội nghiệp. Nên nhớ rằng, theo nhiều số liệu khảo sát thống kê, thì đàn ông Séc có kích cỡ cậu nhỏ trung bình dài 15 cm, bình thường như tất cả mọi người. Dân Việt sang bên này từ hồi còn thời “lờ đờ“ chắc biết điều đó rõ hơn vì làm cùng xưởng, đi tắm khi tan ca với dân da trắng.
Cách đây đã lâu, theo số liệu thống kê của một hãng quốc tế chuyên sản xuất b.ao c.ao s.u, thì đàn ông Hàn Quốc kém cạnh nhất thế giới, khi chỉ số trung bình chỉ chưa đầy 8 cm. Chẳng hiểu vì lẽ gì mà chị em mình vẫn cứ sẵn sàng ngồi xếp hàng chờ các quí ông xứ Hàn chọn lựa. Chắc chắn là không phải vì hàng khủng. Vì tiền ư? Lấy đâu ra. Mấy gã đã phải lặn lội sang xứ mình tìm vợ chỉ là vì ở quê nhà bị ế chỏng chơ chủ yếu vì nghèo. Phụ nữ Việt lấy chồng Tây, tuyệt đại đa số vẫn phải cầy hùng hục. Chuyện đó người ta biết cả, sao mà chị em vẫn “dại dột“ mà “đâm đầu“ vào. Nguyên nhân chắc chắn phải nằm ở chỗ khác kia.
Cháu gái đứa bạn tôi lấy thằng chồng người Italia, trông phong độ như Maradona, nhưng con bé nói trắng phớ, rằng cậu người yêu nó hồi còn là sinh viên đại học, dáng nhỏ thó những sở hữu hàng còn khủng hơn gã chồng Tây. Thế nhưng ông chồng của nó bây giờ cực kỳ tâm lí, chăm sóc vợ con thì thôi rồi.
Mấy lần về Hà Nội, lang thang tại Việt Nam “hơi bị lâu“, bà xã tôi thấy lạ, là hầu như không bao giờ gặp các cặp nam nữ nắm tay nhau khi đi bộ. Duy nhất chỉ một lần, bà nói như reo, là nhìn thấy cụ ông cụ bà dắt tay nhau dạo quanh hồ Thiền Quang. Tình cảm đôi lứa được củng cố bồi đắp kể từ những chi tiết tưởng chừng đơn giản ấy. Một khảo sát ở Vương quốc Anh khẳng định, rằng phụ nữ mãn nguyện và tự hào thích thú hơn cả khi được tặng món trang sức rất nhiều, nếu nhận được một nụ hôn tình tứ của người tình, của bạn đời giữa thanh thiên bạch nhật, ở chốn đông người. Họ tự hào, bởi đó là bằng chứng rằng họ đang được yêu, được người khác quan tâm tới. Điều mà đâu phải bất cứ ai cũng có được.
Hồng Nhung và chồng Tây
Người viết bài này chỉ muốn bênh vực chị em bỏ ta lấy Tây, chỉ vì những cái mà đàn ông Việt Nam không có. Quí ông Việt thừa gia trưởng nhưng nếu nói quá lời thì là hơi bị thiếu văn hóa làm chồng. Dẫn chứng thì nhiều, nhiều lắm.
Đơn cử thế này: Quán nhậu ở Việt Nam nhiều thôi rồi. Và đó chủ yếu chỉ là nơi quần tụ của các nam nhi, nhất là tửu quán bình dân. Trong khi vợ chiều chiều ra tựa cửa vọng phu, thì các quí ông mỗi chiều lại rủ nhau vào quán nhậu. Nhậu hả hê như tằm ăn rỗi. Đến lúc “tây tây“ mới ngất ngưởng về nhà - đấy là nói tới những quí ông hiền lành, không nghe bạn bè rủ rê từ Hà Nội sang tận Bắc Ninh, coi chị em xứ Kinh Bắc cởi trần hát quan họ - vật vợ ra “giải quyết“. Trời ơi, cái mùi hương nồng nàn của lẩu dê, dồi chó... lẫn với b.ia cỏ chắc ai cũng biết nó “toát lên“ như thế nào. Cùng cánh bạn nhậu với nhau thì không sao, chứ lúc ấy mà bắt vợ bốn mắt nhìn nhau đắm đuối thì quả là cực hình. Đã có bao nhiêu phụ nữ Việt Nam mặc dù không nhậu nhẹt bí tỉ vẫn “cho chó ăn chè“ như thường sau giây phút “gần gũi“ ấy. Vào cái hoàn cảnh như thế, thì có hàng khủng đến mấy cũng vô nghĩa. Kể cả có được hỗ trợ bằng đủ thứ rượu tây ta ngâm tẩm với vô vàn thứ giời ơi đất hỡi.
Gã nhà văn Nguyễn Văn Thọ bạn tôi, để nhân vật chính trong tiểu thuyết “Quyên“ vừa đoạt giải nhì của Hội Nhà văn Việt Nam, cho tên đồng hương chọc thỏi sắt nguội từ dưới lên trên đến tận óc. Có ai ngẫm nghĩ tới điều, bao nhiêu là Quyên khác của Việt Nam đang ngày ngày hầu như phải chịu chung cảnh ngộ, mặc dù kẻ bạo dâm ấy chính là chồng mình?
Chị em bỏ ta lấy Tây, chỉ vì những cái mà đàn ông Việt Nam không có
Có lẽ chỉ bấy nhiêu đó thôi, để dẫn chứng rằng, xin hãy nhìn lại mình và học cách, mà ta thường hay gọi rất miệt thị là “nịnh đầm“ như Tây, nếu không muốn vấn nạn Việt Nam chảy máu sắc đẹp ngày càng trở nên trầm trọng.
Cuối cùng, lại còn có cả ý kiến thì cho rằng, đã thấy ai ở Séc lấy Tây mà hạnh phúc chưa? Rõ khổ, tại nước Cộng hòa Séc, nơi mà có tới một nửa các cặp vợ chồng dắt nhau ra tòa li dị thì với cặp hôn nhân khác chủn g t.ộc còn nhạy cảm hơn rất nhiều. Hơn nữa, đại đa số các “mối tình“ dị chủn g ấy, khi người ta - mà chủ yếu là phía “mình“ - đến với hôn nhân bằng cái đầu suy tính lạnh lùng, chỉ nhằm chính là hướng đến cửa phòng cảnh sát ngoại kiều, thì cái kết cục tình nghĩa vợ chồng tan vỡ vì không có hạnh phúc là lẽ đương nhiên.
Khi đã tính toán như con buôn ấy thì cuỗm được cái “tờ rờ va lý“ (vĩnh trú) đã là lãi chán rồi còn gì.
David Nguyen
Nguồn: Người đưa tin