Sau khi cưới nhau và có một mặt con, vợ con tôi đã được ông bà ngoại bảo lãnh sang Mỹ vào cuối năm 2014. Tôi vừa sang đoàn tụ với vợ con hơn 6 tháng, nhưng lại càm thấy mình không thể sống ở đây nữa.

Khi còn ở Việt Nam, tôi không phải là người đàn ông lịch lãm thành công gì hơn ai, nhưng tôi có công ăn việc làm hẳn hoi.

Tôi từng là kỹ sư có kinh nghiệm hơn 10 năm trong tập đoàn Hàn Quốc tại TP.HCM, lương trên 20 triệu/tháng. Tôi hoàn toàn có thể tự chủ cuộc sống của mình và nuôi vợ con. Có lẽ, sai lầm lớn nhất của tôi là đã từ bỏ cuộc sống đó.

Sang Mỹ, điều tôi cảm thấy an tâm nhất là việc học của con mình.

Vợ tôi cũng là một người giỏi giang, cô ấy đang dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại một trung tâm. Tôi cũng đắn đo rất nhiều về công việc của chính mình khi thay đổi nơi sinh sống hoàn toàn xa lạ. Vốn ngoại ngữ của tôi có hạn, nhưng vợ tôi một mực khẳng định kinh nghiệm kỹ sư điện máy của tôi chắc chắn sẽ tìm được việc làm tại Mỹ.

Khi mới sang, tôi đã gửi hồ sơ xin việc đến một số nơi nhưng không thuận lợi do trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, tôi phải ở nhà làm việc nhà phụ mẹ vợ và học thêm tiếng Anh. Con trai tôi chỉ nói bập bõm tiếng Việt, do ông ngoại cũng là người Mỹ, nên trong bữa cơm gia đình, cả nhà thường dùng tiếng Anh để trao đổi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc nhiều với gia đình vợ.

42 1 Sang Troi Tay Toi That Nghiep Me Vo Khinh Thuong Vo Kho Chiu

Sau 1 tháng đầu tiên, tôi bắt đầu nhận thấy thái độ không vừa lòng của mẹ vợ. Bà rửa lại số chén bát mà tôi đã rửa, quần áo tôi cho vào máy giặt chung với cả nhà cũng bị bà thẳng thừng lấy ra. Tiền mua thực phẩm cũng cắt giảm hẳn so với những ngày đầu tôi mới sang. Mẹ vợ nói trong nhà thêm miệng ăn, chi tiêu trong nhà tăng, nên phải bớt miếng ăn lại.

Tôi nghe câu nói ấy mà mắc nghẹn luôn miếng cơm đang ăn dở trong miệng. Tôi cật lực học ngày học đêm để mong tìm được việc làm đỡ đần cho gia đình, tôi tiếp tục gửi hồ sơ xin việc đến vài nơi nhưng vẫn không có kết quả.

Mùa đông, tuyết rơi, tôi viêm phổi cấp phải nằm viện hơn 10 ngày liền.

Bảo hiểm chưa có, chi phí nằm viện cao ngất ngưỡng khiến mẹ vợ lại mặt nặng mày nhẹ. Vợ tôi cũng bắt đầu khó chịu do đi làm vất vả. Tôi là đàn ông, nằm một chỗ mà nhìn những người phụ nữ đi kiếm tiền lo cho mình như vậy, còn gì nhục nhã hơn? Tôi cũng đã đủ căng thẳng lắm rồi.

Vậy mà sau khi ra viện, tôi còn tình cờ nghe được mẹ vợ tôi nói với vợ

"Đàn ông mà không lo được cho vợ con thì còn thua thằng ở đợ, rước sang làm gì cho mệt xác thêm".

Lúc đó, tôi nóng đến mức muốn quơ hết quần áo, xách vali trở về nước. Tôi nói thẳng với vợ những gì tôi nghĩ, bao nhiêu tiền bạc làm lụng được tôi đều gửi sang bên này cho cô ấy lo cho con trong những ngày đầu mới sang. Vậy tại sao tôi lại bị đối xử như vậy?

Nhưng tôi nói lớn một câu, vợ tôi cũng lớn tiếng trả lời lại một câu. Cô ấy nói một mình không thể gánh vác nổi cả gia đình, chê trách tôi không chịu học ngoại ngữ trước khi sang, và ngàn lẻ một chuyện tôi đã làm sai trong vai trò "nội trợ" khiến cô ấy mệt mỏi...

42 2 Sang Troi Tay Toi That Nghiep Me Vo Khinh Thuong Vo Kho Chiu

Cãi vã xong rồi thôi, chuyện ở hay đi không thể nào giải quyết một sớm một chiều. tôi đã điện thoại cho ông anh trai ở Việt Nam, vay 100 triệu để gửi cho nhà vợ, coi như phí sinh hoạt trong những ngày mình sống ở đây. Mẹ vợ tôi vẫn đong tính từng từng miếng ăn và nhìn ngó tôi làm việc nhà. Ba vợ thì không bao giờ tham gia ý kiến về việc gì trong nhà cả.

Vợ tôi vẫn im lặng từ sau cuộc cãi vã hôm trước. Vừa xót sự cực khổ của vợ, vừa nhục nhã vì bị đối xử như một đứa ăn bám, tôi không biết mình có sai lầm khi quyết định để vợ con sang đây hay không, nếu trong vài tháng tới tôi chưa tìm ra được việc làm, cuộc sống của tôi sẽ như thế nào? Gia đình nhỏ của tôi sẽ ra sao? Những người đàn ông khác khi sang Mỹ có gặp bế tắc như tôi hay không?

Nguồn: Phunuonline.com.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC