Theo báo Đức Neues-deutschland, trong khu Halle mới, thuộc quận Lichtenberg, Berlin có một số doanh nghiệp ở chợ Đồng Xuân bắt đầu hoạt động từ vài tháng nay mà chưa hề có giấy phép.

42 1 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

Ảnh: Stil in Berlin

Theo cố vấn xây dựng thành phố thuộc quận Lichtenberg, bà Birgit Monteiro (thuộc đảng SPD), mặc dù có giấy phép xây dựng cho khu Halle từ năm 2018  nhưng "giấy phép sử dụng bên trong khu nhà" vẫn chưa được cấp. Người chủ xây dựng đã không trình lên chính quyền quận các thủ tục cần thiết trước khi khu nhà đi vào khai thác.

Chính quyền quận Lichtenberg do đó hoàn toàn bất ngờ khi đi kiểm tra vào tháng 11/2018 thì  thấy khu nhà bán buôn đồ sộ, trong khu chợ lớn nhất của người Việt ở Berlin đang hoạt động hết công suất.

Bà Monteiro cho biết chủ khu nhà sau khi bị phát hiện đã trình đơn xin phép hoạt động lên cơ quan của quận, nhằm được hợp pháp hoá và hiện tại đơn này đang được xem xét.

Theo bà Monteiro, vụ việc này chắc chắn sẽ bị xử phạt.

42 2 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

Khu Halle 18, thuộc khu chợ Đồng Xuân, quận Lichtenberg, Berlin. (Ảnh: ND/Ulli Winkler)

Theo tờ Neues-deutschland (Nước Đức mới), vào tháng 11/2018 khi quận Lichtenberg phát hiện ra khu nhà, thì theo điều tra khu nhà này đã đi vào hoạt động được gần 6 tháng.

Trên một số trang báo điện tử tiếng Việt có có đăng các bài báo và video tường thuật lại buổi khai trương khánh thành khu nhà mới vào tháng 4/2018. Như vậy khu nhà nằm trong tổ hợp buôn bán sầm uất này đã đi vào hoạt động hàng tháng trời mà chính quyền của quận không nắm được bất cứ thông tin nào.

Một nhân viên, hiện tại đã về hưu nhưng trước kia từng chịu trách nhiệm về các vấn đề của khu chợ Đồng Xuân, thừa nhận rằng đây là kiểu làm việc đã quá quen thuộc:

"Người chủ khu chợ là một doanh nhân người Việt. Ông ấy từng làm việc mà không hề xin phép chính quyền. Tất nhiên ông ấy phải trả tiền phạt nhưng vấn đề tài chính không phải là chuyện lớn. Tất cả vụ việc rồi một lúc nào đó lại được hợp pháp hoá. Chính quyền quận đang để một doanh nghiệp che mắt".

Ông này lấy một ví dụ:

"Trong khu chợ này thực tế chỉ các chủ bán buôn mới được phép hoạt động và chủ yếu mở vào cuối tuần. Tuy nhiên các doanh nghiệp bán lẻ từ lâu cũng đã phát triển ở đây. Thậm chí khá nhiều khách du lịch còn đến mua hàng ở khu này".

Bà Monteiro cho biết, chính quyền chỉ muốn hợp pháp hoá một phần sử dụng của khu giao hàng mới trong Halle 18.

"Việc giao thương về cơ bản là được phép. Các cửa hàng bán quần áo được phép hoạt động. Họ không phải chịu trách nhiệm vì đây là lỗi của chủ khu chợ. Chính quyền sẽ không hợp pháp hoá các cửa hàng ăn và các hoạt động tổ chức tiệc tùng trong khu Halle mới", bà Monteiro nói.

Bà này cho rằng:

"Các hoạt động này về nguyên tắc là không được phép, kể cả sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Việc này rõ ràng là làm trái pháp luật, thậm chí còn nặng hơn vì ông chủ khu chợ biết rõ việc nào được phép và không được phép. Chính quyền quận Lichtenberg đang làm việc theo hướng nghiêm cấm tất cả các hoạt động nhà hàng và tổ chức tiệc tùng". 

Trong khu Halle mới có một nhà hàng chuyên tổ chức sự kiện có tên là Kinh Đô có đến hơn 300 chỗ ngồi. Tại nhà hàng này trong thời gian qua đã tổ chức nhiều buổi liên hoan gia đình và các buổi diễn ca nhạc.

Bên cạnh Kinh Đô còn có một quán cà phê, một cửa hàng Pizza, một quán trà sữa và một nhà hàng ăn nhanh.

Bà Birgit Monteiro nêu ra lý do cấm việc hoạt động các nhà hàng và tổ chức tiệc tùng buổi tối là theo kế hoạch xây dựng.

"Khu chợ Đồng Xuân nằm trong khu buôn bán. Các buổi lễ thường dẫn đến việc đi lại của người tham gia, là điều không hề được phép trong khu vực buôn bán. Các nhà hàng chỉ được phép hoạt động nếu họ phục vụ các nhân viên trong khu chợ mà thôi. Các nhà hàng kiểu này thì ở các khu Halle khác đã quá đủ rồi", bà nói.

Theo bà Monteiro, các nhà hàng phục vụ ăn uống kiểu căng tin này ở khu chợ Đồng Xuân có mật độ dày nhất Berlin.

Theo Neues-deutschland (Nước Đức mới), vấn đề tồn tại của các nhà hàng kiểu này đang là chủ đề gây tranh cãi.

Chính quyền quận thì cho rằng các nhà hàng này là căng tin cho nhân viên khu chợ nhưng đối với người Việt ở khắp nước Đức cũng như khắp châu Âu thì đó là các nhà hàng đặc sản.

Thậm chí người Việt ở Stuttgart hay Warschau khi qua Berlin chơi cũng phải ghé qua khu chợ để thưởng thức hương vị quê nhà.

Người chịu trách nhiệm về khu chợ chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào và từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên.

Trung tâm Thương mại Đồng Xuân nổi tiếng trên toàn nước Đức trong cộng đồng người Việt, được xem là nơi tập trung đông người Việt buôn bán nhất.

Trung tâm cũng là địa điểm dừng chân của hầu hết người Việt từ trong nước cũng như từ khắp các nước trên thế giới khi đặt chân đến Berlin. Các gian hàng chủ yếu bán hàng thời trang, quần áo, sản phẩm từ Việt Nam...

Ông Nguyễn Văn Hiền - chủ Trung tâm Thương mại cũng rất quen thuộc với người Việt.

Một số gian hàng bên trong khu chợ nổi tiếng của người Việt ở Berlin: 

 42 3 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

42 4 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

42 5 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

42 6 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

42 7 Bao Duc Viet Ve Tinh Trang Khong Phep O Dong Xuan   Cho Lon Nhat Cua Nguoi Viet O Berlin

Ảnh: Stil in Berlin

 

 

Nguồn: Linh San/ Neues-deutschland/vtc.vn




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC