Người Việt Nam tại Đức vừa có cơ hội nhìn lại những hình ảnh quý giá từ ngày đầu lập nghiệp trên nước bạn tại buổi triển lãm "Đón chào công nhân lao động xuất khẩu Việt Nam".

1 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Những bức ảnh tại triển lãm khiến những công nhân Việt tại Đức bồi hồi nhớ lại những năm tháng đầu tiên đặt chân sang nước bạn. Qua những hình ảnh và tư liệu của triển lãm, khách tham quan phần nào hiểu được những cảm xúc và cuộc sống của những người lao động xuất khẩu Việt Nam một thời. Trong ảnh là công nhân Kim Liên cùng thợ cả.

Triển lãm ảnh "Đón chào công nhân lao động xuất khẩu Việt Nam tại Đức" nằm trong khuôn khổ Tuần lễ đa văn hóa được tổ chức tại Postdam từ 15-27/9, do Trung tâm Giáo dục chính trị bang Brandenburg phối hợp với Hội sông Hồng tại Postdam tổ chức.

2 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Triển lãm trưng bày 36 tấm bảng, là tập hợp những hình ảnh, tư liệu và những bài báo nói về những người lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Đức trong những năm 80 của thế kỷ 20. Trong ảnh trên, những người lao động Việt Nam trong một kỳ nghỉ.

3 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, kinh tế Việt Nam găp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp đình trệ, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức hợp tác sử dụng lao động qua hiệp định do chính phủ trực tiếp ký kết. 

Trong giai đoạn này, hàng trăm nghìn lao động và chuyên gia làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Đông Đức. Trong ảnh là anh Quang Vinh (đội mũ), hiện là chủ tịch Hội người Việt tại thành phố Brandenburg.

4 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Quân nhân xuất ngũ là một bộ phận không nhỏ trong đoàn hợp tác lao động xuất khẩu sang Đức. Anh Đặng Thế Sáng, sang Đức năm 1982, là một trong số đó. Ảnh chụp khi anh 17 tuổi.

5 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Trong 20.000 lao động Việt Nam sang đây trước khi nước Đức thống nhất, không ít người đã ở lại bang Brandenburg và sinh cơ lập nghiệp, hòa nhập vào cuộc sống mới. Họ cũng là những người đã góp phần tạo nên những nét mới trong sinh hoạt văn hóa tại bang. 

6 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Quan chức chính quyền bang Brandenburg tham dự triển lãm đánh giá cao sự chăm chỉ của lao động Việt Nam. Họ cũng chia sẻ những khó khăn và vất vả mà người Việt phải đối mặt trong những ngày đầu như nhà ở chật hẹp, thiếu thốn tình cảm, thậm chí do những quy định nghiêm khắc của nhà nước Đức, lao động nữ thời đó không được phép có con...

7 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Bà Hải Bluhm, một trong những người lao động xuất khẩu trước đây, hiện là Chủ tịch Hội Sông Hồng, thay mặt những người lao động Việt Nam tại bang Brandenburg cảm ơn chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những người Việt Nam hòa nhập vào cuộc sống và công việc mới. Bà đánh giá triển lãm này là dịp để ôn lại những kỷ niệm của một thời lao động xuất khẩu và là nhịp cầu bắc sang cuộc sống ngày nay của những người Việt ở lại nước Đức.

8 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Những bức ảnh phản ánh chân thực đời sống của người lao động Việt Nam tại Đức trong khuôn khổ triển lãm còn thu hút nhiều khách nước ngoài tham dự.

9 Boi Hoi Nhin Lai Nhung Buc Anh Chup Cong Nhan Viet Tai Duc Thap Nien 1980

Trong không gian của triển lãm, các nghệ sĩ của Câu lạc bộ Văn nghệ tháng Mười Berlin cũng mang đến nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam như độc tấu đàn bầu, múa "Rạng ngời Việt Nam", "Trống cơm"...

Nguồn: Vnexpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC