Chuyện nhận con để có giấy tờ đã có từ những năm 1995 trở lại, đây cũng là một cách vừa hợp pháp và cũng khá dễ dàng. Nhưng cái chính là nếu bị phát hiện thì sao?

 Người nói không sao, kẻ bảo phải bị về. Vậy sự thật như thế nào?

fathers day 761351 640

Theo luật cư trú của Đức, người bị phát hiện có con nếu không có huyết thống của người cha mang quốc tịch Đức, thì đương nhiên đứa bé sẽ bị mất quốc tịch và người mẹ cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Tuy không bị ghi vào sổ đen như một tội hình sự, nhưng hồ sơ coi như đã có vết .

Khi đứa bé bị mất quốc tịch và chỉ còn lại quốc tịch VN, thì lẽ đương nhiên Kinder sẽ tự động ăn theo giấy tờ của mẹ, nếu người mẹ có thẻ cư trú và công việc ổn định.

Nhưng nếu sau này vì lý do gì đó mà người mẹ không được tiếp tục gia hạn, thì cả mẹ và đứa bé bị mất quốc tịch sẽ phải về nước . 

Chỉ có những trường hợp ngoại lệ sau đây sẽ được ở lại theo luật 25:

  • Đưá bé bị bệnh hiểm nghèo hoặc tàn tật
  • Trên 6 tuổi và đang đi học 
  • Chưa kết thúc khóa học nghề 
  • Không tìm được người cha giả vì đã mất hoặc đang sống ở nước ngoài .

Có trường hợp bị phát hiện, vì người cha thật cứ đòi đổi họ con từ họ Tây sang họ Việt của mình , mặc dù chỉ là trên giấy tờ về mặt pháp lý và đứa bé đó đã học lớp năm .

Nhưng vì cái họ Tây của đứa bé làm cho người cha thật cảm thấy khó chịu và xấu hổ với tông môn họ hàng ở Việt Nam nếu một mai về phép, nên nhất quyết đòi đổi . 

Nhưng gặp năm xui tháng hạn, mọi việc không suôn sẻ và hậu quả là đứa bé bị mất quốc tịch Đức, nhưng vì đã lớn , nếu về VN sẽ gặp khó khăn về hòa nhập , nên đã được ở lại theo luật 25 .

Kể cho mọi người nghe về chuyện quốc tịch xảy ra ở Đài Loan.

Một chị người Đài Loan gốc Việt có 2 con cũng mang quốc tịch Đài , vì do ghen tuông nên ông chồng Đài Loan tố cáo là 2 đứa trẻ không phải con ông .

Và khi xét nghiệm ADN thì đúng như sự thật.

Cuối cùng chị ta bị tòa án xứ Đài kết tội "không đoan chính" nên cả ba mẹ con đều bị mất quốc tịch Đài Loan và bị rơi vào tình trạng không quốc tịch.

Đài Loan không chấp nhận hai quốc tịch cho dù trẻ con sinh trên xứ Đài, còn người mẹ cùng chung số phận vì trước khi vào quốc tịch Đài Loan , chị đã xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Ông chồng Đài Loan lúc đó cảm thấy hối hận, nên đã xin rút lại lời tố cáo và muốn nhận lại 2 đưá trẻ làm con để ba mẹ con có thể trở lại quốc tịch , nhưng mọi việc đều đã muộn .

Còn ở Đức

Đương nhiên sẽ chẳng có tòa nào xử phụ nữ về tội "không đoan chính", vì luật ở Đức , ngoại tình không phải là một tội , nên chỉ có thể xử về tội vi phạm về luật cư trú của Đức mà thôi .

Theo thống kê của Standesamt và toà án , thì hầu hết các vụ đổi tên họ và kiện cáo , đa phần xuất phát từ phía Việt Nam, chỉ có một số ít từ những nước khác . 

Chính phủ Đức đã nhiều lần thảo luận về vấn đề con giả này, nhưng vẫn chưa có hướng để giải quyết. Đã có một vài trường hợp bị trục xuất dù người mẹ dùng đủ mọi cách để được ở lại .

Vẫn biết rằng ...."Không ai có thể chọn cho mình nơi sinh ra , nhưng họ có quyền chọn cho mình nơi sống".

Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, chính phủ Đức sẽ siết chặt và cứng rắn hơn nếu quá lạm dụng hay xảy ra quá nhiều .

Một vài lần còn có thể cho qua , nhưng nếu cứ nhiều lần lập lại ....thì có lẽ chẳng ai biết ......ngày sau sẽ ra sao ??

Hương Thu biên tập
Nguồn: An Thanh Le (FB)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC