Năm năm trước, sau vụ trục xuất từng đọa đày cả một gia đình người Việt đã sống ở Đức trên chục năm, Thu Nga, con gái họ qua bao gian nan, may mắn thoát nạn, được chính người Đức đón trở lại, nay sắp tốt nghiệp phổ thông tại Peine.
Số phận của Thu Nga 5 năm trước đã từng xôn xao nước Đức, khi tổ chức "Bàn tròn Thu Nga" ra đời. Năm 2004 trong lúc đang theo học lớp 8d trường chuyên ở Peine, thì Thu Nga bị nước Đức trục xuất cùng cả gia đình về Việt Nam do không được quyền ở lại. Tổ chức Bàn tròn Thu Nga lập tức được thầy cô giáo thành lập, nhằm mục đích đưa bằng được Thu Nga trở lại trường. Số phận 1 em học sinh 14 tuổi, học giỏi, sang Đức từ lúc lên 2 không hề biết đến Việt Nam, bị đuổi ra khỏi Đức, được tài tử nổi tiếng bậc nhất Đức Güter Jauch đưa lên truyền hình, tạo nên cơn lốc truyền thông, chấn động công chúng, làm thổn thức bao trái tim người Đức lúc đó.
Chỉ trong vòng 6 tháng, với nỗ lực vô bờ bến, tổ chức Bàn tròn Thu Nga đã đón được Thu Nga trở lại Đức học tập, sau khi tập hợp được tới hàng nghìn chữ ký ủng hộ, gửi trên 600 thư từ tới các cơ quan công quyền, phóng viên về tận Việt Nam gặp gỡ Thu Nga, mở tài khoản quyên góp được 6500 Euro ủng hộ em đợt đầu, trong đó có phần quyên góp của cả Tổng thư ký đảng SPD đang cầm quyền, tìm gia đình nhận em làm con nuôi, tìm trường tư nhập em học. Tổ chức Bàn tròn Thu Nga giờ đây có họ của bố mẹ nuôi là Wedekind, đang sắp tốt nghiệp phổ thông. Đó là một sự kiện đánh dấu thành công của Tổ chức Bàn tròn Thu Nga từng thu hút dư luận một thời. Trong buổi trả lời báo chí tới phỏng vấn nhân dịp trên, Thu Nga cho biết, bài thi vấn đáp cuối cùng của em rất tốt đẹp, nay chỉ còn chờ kết quả thi viết. Tuy nhiên, cái giá em phải trả để có thể quay lại Đức học tập quả thực rất lớn.
Trong ba năm đầu tiên, em không thể về thăm gia đình tại Việt Nam, bởi quá trình nhận con nuôi chưa hoàn tất. Mãi đến tuổi 17, lần đầu tiên em về lại quê hương, cả gia đình mới được đoàn tụ, mừng tủi trong chan hòa nước mắt. Bố mẹ em, sau cú sốc bị trục xuất một thời gian, dần dần cũng lấy lại được thăng bằng, sống cùng với ông bà, và hành nghề sửa xe may. Thu Nga rất mong sao cho nhanh tới lúc tự kiếm được tiền để gửi về đỡ đần gia đình, bố mẹ, đã từng mất hơn chục năm ròng long đong trên đất Đức không kết quả. Khi được hỏi về hướng nghiệp, em trả lời muốn sau này trở thành cô giáo ngoại ngữ của một trường chuyên Đức - mái trường từng hồi sinh cho em. Ở Đức, may nhờ có Internet em vẫn như được sống cùng gia đình ở VIệt Nam. Trước màn hình, cả gia đình em ở Việt Nam thường chen nhau nói chuyện với em, nhất là hai đứa em nhỏ hay tranh nhau bàn phím, em là niềm tự hào của chúng.
Nhưng thỉnh thoảng bố mẹ em lại buồn, không thể chia sẻ cùng em những thời điểm quan trọng như sinh nhật 18 tuổi, hãy đỗ bằng lái xe. Nhưng họ được an ủi, yên tâm bởi gia đình Wedekind coi em như con đẻ. Bố mẹ nuôi, em gọi bằng Mom (mẹ, tiếng Anh) còn 3 anh chị em Dad, Maria, Thomas và Markus, em coi như anh chị em ruột. Mặc dù giờ đây con đường của em sau khi tốt nghiệp sẽ tách ra khỏi gia đình, nhưng bố mẹ nuôi vẫn là gia đình, chỗ dựa của em trên nước Đức.
Theo Liberation.