Phuong Kollath: Rostock làm tôi nhớ tới chiến tranh Phụ nữ Đức gốc Việt Phuong Kollath là nhân chứng sống của cuộc bạo loạn mang tính phân biệt chủng tộc diễn ra tại Đức 20 năm về trước ở Rostock. Khi đó, chị đến Đức làm công nhân.

 20 năm về trước, cụ thể vào những ngày 22.-26.8.2012, hàng trăm kẻ cực đoan đã bao vây một trụ sở dành cho người tị nạn nằm cạnh một nhà trọ của người Việt Nam. Nơi đây, họ đã ném đá vào các khu nhà và đốt chúng. Được chứng kiến tận mắt toàn cảnh sự việc, cảm nhận sự phân biệt chủng tộc, Phuong Kollath là khách mời của cuộc phỏng vấn trên trang endstation-rechts.de ngày 25.8.2012.

 
Chào bà Kollath, cảm ơn đã đến với cuộc phỏng ván này. Đầu tiên, hãy nói một chút về mình.
 
Tôi sinh năm 1962 ở Việt Nam, vào năm 1981 tôi sang Đông Đức, đúng hơn là được gửi sang, vì Đức thiếu công nhân còn Việt Nam lại thừa và hai nhà nước đã thỏa thuận như vậy. Tôi sang lao động theo hợp đồng, như mọi người khác, nghĩa là sau một thời gian sẽ trở về nước.  Năm 1988 tôi sinh con gái và vì thế hết hợp đồng lao động.
 
Trước khi nói về Rostock-Lichtenhagen, hãy nói một chút về cuộc sống của cựu công nhân Đông Đức. Trong thời kì này, sự bài ngoại đã xảy ra?
 
Tôi sống ở Rostock trong khu nhà mang tên Hướng Dương. Đây là nhà trọ cho công nhân từ Việt Nam và Cuba. Chúng tôi được quản lý chặt, chỉ giao tiếp với người Đức ở trong nhà máy, vì thế ít khi gặp sự bài ngoại.
 
Chúng tôi cũng không được học tiếng Đức, nhiều người không nói một chút tiếng Đức nào kể cả khi sống ở Đức đã lâu. Thế nên khó có thể cảm nhận được sự phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, sự thiết thiện cảm xảy ra hàng ngày khi chúng tôi đi mua hàng. Nếu người Việt đứng chờ trong hàng dài, họ thường nói rằng: Phù, chúng mua hết ta đó.
 
Hãy nói lên quan điểm của bạn như người chứng kiến tận mắt cuộc bạo động năm 1992. Bạn trải qua không khi thời đó ở Đức và ở Rostock thế nào?
 
Sau khi tôi sinh con thì tôi chuyển đi khỏi nhà Hướng dương và ở vần đó. Tôi thường đến đó chơi với các bạn. May mắn là khi sự việc xảy ra thì tôi ở nhà. Một ngày sau đó, khi tôi đến chỗ làm là một trường mẫu giáo, không ai nói chuyện cả, chỉ có sự im lặng lạ lùng. Ở đây có thể nhận thấy sự lo âu trong con người thời đó. Khi tôi xem tivi chiếu về cuộc bạo động, nó nhắc tôi nhớ đến chiến tranh Việt Nam. Lửa, trực thăng trên trời, tiếng còi báo động. Tôi là đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh và tôi đã rất sợ hãi. Lúc đó tôi đến ngay nhà Hướng dương vì biết bạn bè tôi sống gần nơi sự việc xảy ra.
 
Đến tối tôi về phụ chồng bán hàng ăn. Ở đó có một nhòn thanh niên. Không khí trở nên thoải mái hơn. Họ nói với tôi rằng “chúng tôi không chống lại bạn, bạn có thể làm việc ở đây.”
 
Thế còn đồng hương và người thân của bạn?
 
Bạn bè tôi đều trốn tránh. Họ bị sốc. Họ sợ hãi và mất phương hướng. Sự cai quản trong khu nhà trọ cũng mất đi. Tự nhiên họ trở thành những người không có cả năng tự vệ. Vì thế chúng tôi đã tìm cách liên lạc với các tổ chức biết cách phân tích tình hình để tìm cách giải quyết.
 
Những người liên quan đều không thoải mái với việc xảy ra. Họ xấu hổ. Nhiều người thì cho rằng việc này không thể so sánh với chiến tranh được. Họ giữ im lặng. Họ học cách sống thầm lặng. Khi sống thầm lặng và nở nụ cười xã giao, họ sẽ không bị làm phiền và điều này tồn tại đến tận bây giờ.
 
Phuong Kollath: Rostock làm tôi nhớ tới chiến tranh_0
 
Phuong Kollath và con gái ngày nay, ảnh: stern.de.
 
Năm 1992, vợ chồng bạn có quán ăn ở gần Rostock. Bạn có thấy sự bài ngoại ở đó không?
 
Tôi gặp nó lần đầu tiên, khi mở quán bia và khách đến đông nghịt. Ngay sáng đã có 25 đến 30 người mặc áo quần hầm hố, giầy khủng bố. Họ uống bia và hát bài hát bài ngoại đến tối. Họ còn chào tôi bằng cách của phát-xít. Tôi bất ngờ, kể cả chồng cũ của tôi cũng vậy, vì tại sao không có ai đứng lên và làm gì với họ.
 
Nhưng rồi tôi cũng trải qua một sự việc, xảy ra vào cuối tháng 8 sau vụ bạo động. Một người đàn ông tầm tuổi tôi đã đến cửa hàng, đứng đó khóc và quỳ xuống trước tôi. Anh ta run rẩy xin tôi thứ lỗi cho những người đồng hương.
 
Tôi nghĩ chỉ có thể chống lại nạn phân biệt chủng tộc khi những nạn nhân chịu lộ mặt và lên tướng. Khi đó họ mới dám đối đầu thẳng thắng và cởi mở với nó, nhưng điều này tạm thời vẫn chưa thể có ở Đức.
 
 Theo endstation-rechts/vietinfo.
 



 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC