Nhiều bà ngoại lần đầu đến một đất nước xa lạ, tiếp xúc với một nền văn hoá mới, đã không tránh khỏi những “cú sốc” thú vị.
Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho
Hoài con mà gả chồng xa
Trước là mất giỗ, sau là mất con
Bài ca dao này là lời các bà mẹ có con gái xưa kia dặn dò nhau mỗi khi các cô con gái đến tuổi cập kê.
Thế nhưng, thời đại thay đổi, việc các cô con gái lấy chồng khác tỉnh, thành không còn hiếm; thậm chí các cô con gái còn theo chồng sang sống ở những đất nước hoàn toàn xa lạ.
Việc xa cách giờ đây không chỉ tính bằng chục hay trăm km, mà là hàng ngàn.
Chính vì thế, khi đã ổn định cuộc sống ở nước ngoài và bắt đầu sinh con đẻ cái, các cô con gái thường đón cha mẹ sang chơi, phần vì muốn cha mẹ yên tâm về cuộc sống của mình ở xứ người, phần khác, cũng muốn cậy nhờ ông bà lúc vừa mới sinh con, còn nhiều bỡ ngỡ.
Nhiều bà ngoại lần đầu đến một đất nước xa lạ, tiếp xúc với một nền văn hoá mới, đã không tránh khỏi những “cú sốc” thú vị.
“Chúng nó nuôi con kiểu gì ấy!”
Bà Vân, hiện đang sống cùng vợ chồng con gái ở thành phố La Rochelle, Pháp, đã phát biểu như vậy.
Bà kể, khi cháu Sâu 3 tuổi của bà kêu mệt, chỉ ăn lưng bát cơm đã xin nghỉ, ba mẹ bé đồng ý luôn.
Trong khi bà tỏ ý muốn đút cho bé ăn thêm, ba mẹ bé nhất định không đồng ý, bảo rằng nếu bé mệt không muốn ăn thì không cần ép, lúc nào bé muốn ăn sẽ tự xúc ăn.
Đã thế, trong bữa ăn không có chuyện dành phần ngon nhất cho các con, mà cả nhà ăn uống bình thường như nhau, không ai phải nhường nhịn ai cả.
Mẹ chị Lan ở London, vương quốc Anh, cũng không khỏi sốc khi chứng kiến cảnh chị cho con gái tập ăn dặm.
Chị cho con ăn thô ngay từ 6 tháng, con ăn được từng nào là tuỳ ở con, thức ăn chủ yếu vẫn là sữa, chứ không ăn cháo như bà vẫn thường làm.
Bà lo sợ rằng ăn thô sớm như thế sẽ khiến cháu bị đau dạ dày hoặc nôn trớ. Thế nhưng đến 13 tháng, cháu đã có thể ăn cơm và tự tập xúc như người lớn, trong khi ở Việt Nam, các cháu khác của bà đã hơn 4 tuổi rồi mà ăn cơm vẫn cần người đút cho. Bà bảo, giờ bà mới tin là chị Lan đã làm đúng.
Các bà ngoại cũng không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh bố mẹ ở Tây mặc kệ con khóc không thèm dỗ dành.
Mỗi khi con vấp ngã và khóc, bố mẹ Tây không vội vã chạy lại đỡ con ngay, hoặc họ chỉ ôm con dỗ dành nhẹ nhàng chứ không có chuyện “đánh chừa” cái đất, cái bàn hay cái ghế như các ông bà ngoại ở Việt Nam vẫn làm.
Còn khi con khóc hư ư? Bố mẹ giải thích mà không nghe thì kệ nhé, xin mời con tiếp tục khóc nhé, bố mẹ đợi bao giờ con khóc xong thì mình đi tiếp.
Bà Ngọc, ở München, Đức, kể rằng trong một lần đi chơi trong rừng với vợ chồng con gái, bà thấy một cậu bé ngồi khóc giãy giụa giữa đường, bố mẹ cháu bảo nếu không đứng dậy đi tiếp, bố mẹ sẽ đi luôn.
Và họ đi thật, cậu bé vừa khóc vừa chạy theo, vừa chạy vừa ngã lên ngã xuống, mặt mũi loem nhoem nước mắt nước mũi.
Bà Ngọc xót lắm, nhưng bố mẹ cậu bé cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Bà bảo, ở Việt Nam, bà chưa bao giờ chứng kiến cảnh này, sau này trông con cho con gái, bà không biết mình có làm được như thế hay không.
Chị Hiên, hiện đang sống ở thành phố Nancy, Pháp, nói rằng, đôi khi trong mắt người lớn ở Việt Nam, mình giống như những ông bố bà mẹ “máu lạnh”, vì có thể để mặc cho con khóc lóc.
Một người mẹ của bạn chị đến thăm gia đình chị đúng vào khoảng thời gian chị đang luyện ngủ cho con, lúc này cháu được vài tháng tuổi, đồng nghĩa với việc, đêm nào đến giờ ngủ cháu cũng khóc.
Bà cụ hết đứng lại ngồi, trong lòng bứt rứt không yên, thắc mắc tại sạo chị Hiên không bế con, dỗ con, ở nhà bà, bà chưa bao giờ để cho đứa cháu nào phải khóc hết.
Mặc dù chị giải thích cho bà rằng cháu chỉ khóc vài ngày thôi, rồi đâu lại vào đấy, nhưng bà vẫn không thể yên lòng.
Mỗi lần đi chơi, chị Hiên còn thường cho phép con chạy nhảy thoải mái, con trai chị vấp ngã thường xuyên khiến chân tay xước xát nhưng chị vẫn không ngăn con. Bà ngoại xót cháu nhưng đành “bó tay” vì thấy cu cậu vui vẻ, chẳng kêu ca gì mấy.
Đôi chân trầy xước của con trai chị Hiên do chạy nhảy vui chơi
Những ông con rể đảm đang!
Sau một đợt sang thăm con ở nước ngoài, hầu hết bà mẹ nào cũng rất hài lòng vì con gái mình đã trở nên tháo vát hơn rất nhiều lần. Con gái đảm đang đã đành, không ngờ các ông con rể cũng rất chăm chỉ, biết chiều vợ và chăm con.
Chị Nhung, con gái bà Ngọc, vừa mới sinh con; chị lại sinh mổ nên việc đi lại, sinh hoạt rất khó khăn trong tháng đầu sau sinh. Con rể của bà, một anh chàng người Đức, đã xin nghỉ việc đúng 1 tháng để ở nhà chăm vợ.
Suốt thời gian này, bà Ngọc chỉ phụ trách việc nấu nướng phục vụ cả nhà và làm ít việc nhà lặt vặt, còn việc chăm vợ, chăm con từ thay bỉm đến tắm rửa hay thức đêm bế con đều do một tay con rể bà làm hết.
Chị Hiên (Pháp), chị Hạnh (Ý) cũng lấy chồng người bản địa và định cư ngay tại quê hương chồng. Các bà ngoại tâm sự rằng khi quyết định gả con cho người nước ngoài cũng lo lắng vì lo các con vất vả ở xứ người.
Nhưng sau khi sang thăm, chứng kiến các ông con rể chịu khó giúp vợ làm việc nhà, thích chơi với con, lại còn biết chăm em bé rất khéo nên các bà vô cùng yên tâm.
Rể Ta không kém rể Tây
Các anh con rể Việt Nam khi qua nước ngoài sống và làm việc đều không còn tính gia trưởng hay lười làm việc nhà nữa, bởi ít nhất, ở Việt Nam, mỗi gia đình thường có ông bà nội ngoại ở cùng hoặc có người giúp việc, còn ở Tây không giúp vợ thì chẳng có ai giúp cả.
Rể Tây là vậy, còn rể Ta thì sao?
Bà Vân chia sẻ, có lần bà có việc cùng con gái lên Paris trong một tuần lễ, con rể bà phải ở nhà cùng hai cô con gái nhỏ, một đứa 3 tuổi và một đứa 8 tuổi nhưng anh vẫn vui vẻ tiễn hai mẹ con bà đi, bảo rằng ở nhà mọi việc con lo được hết.
Lúc trở về, bà thấy nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, hai cháu bà không phải ăn ngoài bữa nào, thậm chí trên bếp còn một nồi phở thơm phức đợi hai mẹ con bà về nữa.
Bà bảo ngạc nhiên hết sức, vì hồi còn ở Việt Nam, bà chưa bao giờ thấy con rể vào bếp, việc nhà cũng hiếm khi thấy động tay vào.
Lúc cháu ngoại bà Vân được 1.5 tuổi, cả nhà cháu đi du lịch nước ngoài. Cháu đã biết tự ăn uống, bố mẹ không phải mang theo đồ ăn cho trẻ con nữa.
Các anh con rể Việt Nam khi qua nước ngoài sống và làm việc đều không còn tính gia trưởng hay lười làm việc nhà nữa, bởi ít nhất, ở Việt Nam, mỗi gia đình thường có ông bà nội ngoại ở cùng hoặc có người giúp việc, còn ở Tây không giúp vợ thì chẳng có ai giúp cả.
Thế nên anh nào cũng xắn tay vào làm việc nhà, vào bếp, chăm con thậm chí cả việc sửa chữa lắp ráp đồ đạc, làm vườn trồng rau trong nhà các anh cũng đảm đương được hết.
Bà Nga, mẹ chị Lan ở Luân Đôn, đã rất ngạc nhiên khi cả nhà chuyển về nhà mới, tất cả mọi việc sửa chữa trong nhà từ sơn lại hay dán lại tường, lát sân, lắp tủ bếp đều do một tay con rể bà, một giảng viên đại học, chứ không hề phải thuê đến thợ.
Chuyện trà chiều, bánh gato và con dao trong bếp
Bất lợi lớn nhất của các bà ngoại khi đi Tây là bất đồng về ngôn ngữ, nhất là đối với các bà có rể Tây thường gặp khó khăn mỗi khi muốn giao tiếp với con rể hoặc thông gia mà không có con gái làm phiên dịch.
Bố mẹ chồng chị Hoài ở Đức thường có thói quen uống trà chiều vào lúc 15g. Một hôm, trong lúc chị vẫn đang nằm viện chờ đẻ, nhận được điện thoại từ bố mẹ đẻ hỏi rằng ông bà nội sang cho một cái bánh ga-tô to lắm mà ăn mãi không hết, giờ phải làm sao.
Chị gọi điện về hỏi bố mẹ chồng mới vỡ lẽ rằng bố chồng chị mang bánh sang mời ông bà ngoại 15g sang nhà ông bà nội (ở bên cạnh) để ăn bánh uống cà phê.
Đẻ mổ và cái dao…
Con gái đẻ mổ trong bệnh viện khiến bà ở nhà sốt ruột cuống lên. Mãi đến 4g sáng mới nghe thấy tiếng con rể lạch cạch mở cửa, bà liền vội vàng cầm dao chạy ra dứ dứ cái dao hỏi đúng không.
Anh con rể giật mình lùi lại một cái, một lúc sau mới cười cười gật gật, bà cũng cười cười gật gật vậy là hiểu con gái bà đã phải mổ rồi.
Bà ngoại chỉ nhận được thông điệp là ăn bánh nhưng không để ý hình vẽ đồng hồ, liền nhận bánh, nói “thank you” và đi thẳng lên tầng.
Cuối cùng nhà nội vừa mất bánh vừa không được uống cà phê cùng nhà ngoại, còn nhà ngoại ăn mãi vẫn không hết bánh mà không biết làm thế nào.
Bà Ngọc mỗi lần nhớ lại hôm con gái bà đi đẻ đều không khỏi bật cười.
Chị Nhung, con gái bà, đã quá ngày sinh mà vẫn chưa thấy con đòi ra, từ bệnh viện nhắn tin về cho bà bảo rằng nếu hôm nay vẫn không đẻ được thì sẽ mổ.
Từ lúc nhận được tin nhắn ấy bà nhấp nhổm không yên, lại không gọi điện được cho con gái nữa, càng không thể liên lạc được cho con rể vì bà không nói được tiếng Anh hay tiếng Đức.
Mãi đến 4g sáng mới nghe thấy tiếng con rể lạch cạch mở cửa, bà liền vội vàng cầm dao chạy ra dứ dứ cái dao hỏi đúng không.
Anh con rể giật mình lùi lại một cái, một lúc sau mới cười cười gật gật, bà cũng cười cười gật gật vậy là hiểu con gái bà đã phải mổ rồi.
Tuy rằng cuộc sống ở Tây có nhiều khác biệt về văn hoá, về lối sống nhưng hầu như bà ngoại nào đi Tây về thăm con gái cũng rất an lòng, vì đã tận mắt thấy được cuộc sống yên bình của con ở xứ người.
Các bà cũng công nhận, nếu không cứng rắn trong việc nuôi dạy con cái tự lập ngay từ nhỏ, hay không được chồng giúp đỡ, sẻ chia việc nhà, hẳn các cô con gái đã vất vả hơn rất nhiều khi không có mẹ ở bên giúp đỡ những lúc ốm đau hay bận rộn.
Gả con xa, các bà chẳng những không “mất con” mà còn có thêm rể quý, cháu ngoan, lại còn có những trải nghiệm mới đầy thú vị!
Theo DULICHDUC.DE