Hiện nay, cộng đồng người Việt tại CHLB Đức tương đối đông. Theo con số nhà nước Đức công bố thì có khoảng 100.000 người Việt sinh sống và làm việc tại Đức.
Theo đánh giá của nhà nước Đức thì cộng đồng người Việt tại Đức rất ổn định, cần cù làm ăn và tuân thủ luật pháp của nước bạn.
Có thể chia lớp người Việt Nam tại Đức hiện nay ra thành 3 lớp người.
Lớp thuyền nhân
Lớp người đầu tiên hay còn được gọi là lớp thuyền nhân (boat people) đến Đức bằng con đường vượt biên trước năm 1975. Lớp này có khoảng 40.000 người hầu hết sống tại Tây Đức cũ.
Đa số lớp người này đều có cuộc sống ổn định.
Con cái của họ học giỏi, thành đạt do được sinh ra và lớn lên hoàn toàn tại Đức. Lớp người này vẫn luôn được nhà nước Đức đánh giá là điển hình cho sự hòa nhập xã hội, văn hóa Đức.
Lớp công nhân Đông Đức
Lớp người thứ 2 là những người đi xuất khẩu lao động cho Đông Đức thời kỳ Đông Đức còn là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa cụ thể là những năm 60 đến 90. Trước năm 1990, lớp người này lên tới 60.000 người. Sau khi Đông Đức sụp đổ, các nhà máy và cơ chế kinh tế tại Đông Đức sụp đổ.
Các nhà máy mới chỉ nhận người Đức, người biết tiếng Đức và có trình độ văn hóa tương đối do đó những công nhân Việt Nam trở thành thất nghiệp, họ trở lại Việt Nam hoặc chạy sang Tây Đức hoặc những nước khác. Số người còn lại khoảng 20.000 người chuyển sang kinh doanh, buôn bán quần áo, thực phẩm mở nhà hàng ăn uống,…
Cho đến nay, hầu hết những người thuôc lớp thứ 2 cũng đã có giấy tờ và cuộc sống ổn định. Nhìn chung số người hòa nhập vào xã hội Đức thuộc lớp thứ 2 này rất ít mà đa số là buôn bán nhỏ, sống loanh quang trong 1 cộng đồng người Việt với nhau.
Lớp người qua Đức sau năm 1990
Lớp người này qua Đức từ sau năm 1990 bằng rất nhiều con đường khác nhau nhưng hầu hết là chưa có giấy tờ hợp pháp. Số người này lên tới 40.000 người. Vì không có giấy tờ, không có việc làm hợp pháp nên số người này có cuộc sống rất bất ổn.
Hầu hết những người này đều cố gắng hợp pháp hóa giấy tờ để có thể tiếp tục cuộc sống. Do tính chất cuộc sống nên tỉ lệ phạm tội của lớp người thứ 3 là tương đối nhiều.
Chủ yếu là buôn lậu và đưa người từ Việt Nam qua Đức trái phép.
Hình thức học tập của học sinh tại Đức
Học sinh Việt Nam tại Đức được đánh giá rất cao. Tỷ lệ đậu vào các trường chuyên và đại học tại Đức cao hàng đầu trong số cộng đồng người nước ngoài tại Đức. Theo thống kê, học sinh Việt Nam tại Đức đỗ vào trường chuyên và đại học chiếm tới 53%.
Thông tin này có thể khiến nhiều người đặt câu hỏi chắc rằng người Việt tại Đức đầu tư rất nhiều vào việc học hành của con cái.
Tuy nhiên, thực tế không hẳn là vậy.
Việc giáo dục ở Đức có những điểm rất khác so với giáo dục tại Việt Nam. Học sinh sẽ đến trường 5 ngày/ tuần. Riêng thứ 7 và chủ nhật trẻ em tại Đức sẽ dành toàn bộ thời gian để vui chơi, giải trí. Về học phí thì hoàn toàn được miễn phí từ mẫu giáo tới đại học.Tất cả đều được nhà nước Đức trợ cấp. Ngoài ra, hàng tháng gia đình có trẻ em đi học sẽ được nhận trợ cấp 200 euro/ tháng. Số tiền này để trẻ có thể tiêu dùng cá nhân.
Ngoài ra, khi học đại học thì sinh viên có thể vay từ 400-500 euro/tháng. Số tiền này sẽ được dùng cho tiêu dùng và chỉ phải trả sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,nếu ra trường thất nghiệp thì số tiền này cũng sẽ bị xóa bỏ.
Đây là động lưc để các bạn học sinh nỗ lực vươn lên. Đồng thời giảm áp lực cho gia đình của sinh viên.
Cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam tại Đức
Trung tâm Đồng Xuân thường được biết đến như một thị trường châu Á khổng lồ ở Berlin. (Nguồn: Rbb24) |
Hiện nay, có hơn 80 Hội đoàn với các quy mô khác nhau trên toàn nước Đức. Các Hội đoàn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đối với Đức và bà con Việt Nam là:
VIFI ở Bochum, Hội Doanh nghiệp Việt Nam toàn quốc; Hội người Việt của Berlin, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin – Brandenburg, Hội phụ nữ Việt Nam ở Berlin, Hội người Tràng An, Hội Người Hà Nội tại CHLB Đức, Hội Thiện Từ Tâm Berlin; Hội người Việt Nam ở Brandenburg; Hội Diên Hồng ở Rostock; Hội người Việt Nam của Leipzig, Magdeburg, Dresden và Chemnitz; Hội đồng hương Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hội Kinh Bắc; Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, Trung tâm Thương mại châu Á-Thái Bình Dương v.v.
Trên toàn nước Đức có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt Nam.
Riêng Berlin đã có 1.500 doanh nghiệp người Việt có đăng ký tại Phòng Công nghiệp và Thương mại. Các doanh nghiệp Việt tập trung chủ yếu ở các bang phía Đông nước Đức.
Họ kinh doanh chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo hiểm, xuất nhập khẩu, sản xuất nhỏ v.v.
Ở phía Tây Đức, người Việt Nam chủ yếu làm việc trong các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Đức.
Các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động từ thiện hướng về Tổ quốc.
Một số doanh nghiệp làm ăn thành đạt đã trở về Việt Nam thực hiện một số dự án đầu tư lớn và đã tạo công ăn việc làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
Nguồn: Tạp chí Quê Hương