Số không ít chỉ vì con cháu, tài sản chung nhau mà cố nhắm mắt sống với nhau cho qua ngày, chứ tình cảm yêu thương không có. Họ chửi bới, nói xấu nhau cả ở chốn đông người. Cả ngày họ không nói với nhau được một câu tử tế.
Chưa kể đến một số trường hợp lúc „phở“, lúc „cơm“. Âu cũng là do hám của lạ nên nhiều khi đúng là: „Vợ là cơm nguội nhà ta, nhưng là phở tái cùa cha láng giềng“.
Vì „văn mình, vợ người“ nên đều cho là hay cả. Nhiều vụ thì không ai chịu thua, đều muốn thành kẻ chiến thắng, nên „Ông ăn chả, bà ăn nem“. Không biết nem và chả họ sài có ngon miệng không? Nhưng cứ ăn tùm lum như vậy, miễn là để rửa hận và trả thù nhau cho đã.
Số không ít chỉ vì con cháu, tài sản chung nhau mà cố nhắm mắt sống với nhau cho qua ngày, chứ tình cảm yêu thương không có. Họ chửi bới, nói xấu nhau cả ở chốn đông người.
Cả ngày họ không nói với nhau được một câu tử tế.
Chưa kể đến một số trường hợp lúc „phở“, lúc „cơm“. Âu cũng là do hám của lạ nên nhiều khi đúng là: „Vợ là cơm nguội nhà ta, nhưng là phở tái cùa cha láng giềng“. Vì „văn mình, vợ người“ nên đều cho là hay cả. Nhiều vụ thì không ai chịu thua, đều muốn thành kẻ chiến thắng, nên „Ông ăn chả, bà ăn nem“.
Không biết nem và chả họ sài có ngon miệng không? Nhưng cứ ăn tùm lum như vậy, miễn là để rửa hận và trả thù nhau cho đã.
Nhiều cặp vợ chồng đến với nhau từ thủa hàn vi, bao năm cùng „kéo tơ, dệt lụa“. Giờ đây lẽ ra phải được hưởng thụ thì ngược lại, họ lại chán nhau. Nhiều cặp bị tiền nó „vật“ nên mệt mỏi, sinh ra mâu thuẫn.
Họ không còn như ngày nào: “Đôi ta như thể con tắm, cùng ăn một lá cùng nằm một nong“. Tuy còn nằm chung giường, ăn chung nồi đấy nhưng việc ai người ấy làm, tiền ai người ấy tiêu.
Sống với nhau nhạt nhẽo, chỉ là góp gạo thổi cơm chung mà thôi. Con cái thấy gương bố mẹ vây, nên các cháu sống với bố mẹ càng thêm lạnh lùng và vô cảm. Không khí trong gia đình mặc dù có lò sưởi, nước nóng và bọc tiền to vẫn không khỏi lạnh lẽo, thiếu thốn và trống vắng.
Có cặp vợ chồng làm với nhau trong một cửa hàng mà cả ngày sai khiến công việc với nhau nhưng chẳng thèm nhìn nhau, nên chồng mặc áo trái vợ cũng không biết. Mặt vợ có vết nhọ mà chồng cũng không hay. Đến gần giờ tan ca, nhờ người khách hàng Đức mách bảo mới biết.
Nguyên nhân gây nên sự vô cảm này phần lớn là do tham công, tiếc việc, đề cao tiền tài và cho đó là trên hết. Nhiều cặp vợ chồng cả ngày làm việc ở cửa hàng vất vả. Tối về cả hai đều mệt phờ. Họ đếm tiền xong cho vào bao giấu đi, không ai muốn đi nấu cơm nữa.
Nếu vợ cố gắng làm món ăn thì chồng cũng nên giúp một tay cho nhanh, nhưng nhiều vị lại gieo mình trên ghế đệm, lang thang vào facebook chẳng thèm biết vợ đang loay hoay và túi bụi ở trong bếp. Đó là chưa kể người vợ còn phải giặt quần áo, thay ga giường, hút bụi, lo ăn uống học hành cho con v.v…nữa.
Nhiều vị mời khách đến để nhậu nhẹt. Mua thực phẩm về là quẳng đó, không đoái hoài gì đến. Kệ mặc vợ chuẩn bị và nấu nướng. Bia rượu vào, „chém gió“ với mấy ông bạn đến nổ trời. Ăn xong, bát đĩa, cốc chén tùm lum trên bàn. Khách ra khỏi cửa là bò lên giường nằm vì say quá. Thế là lại „sống chết mặc bay“ cho vợ.
Nhiều vị còn mượn rượu để chửi và phê bình vô cớ về cách nấu ăn và thái độ tiếp khách của vợ hôm đó (mặc dù vợ đã cố gắng hết mình). Thế là người vợ vất vả cả một ngày, nhưng không nhận được lời chia sẻ, sự thương yêu và động viên an ủi của chồng. Ai mà chẳng hận về cách cư xử vô tâm ấy.
Có bà vợ vì quá tham, ép chồng cả ngày lắc chảo trong bếp. Mặc dù quán có thu nhập tốt nhưng không muốn thuê người phụ bếp cho chồng. Chồng gợi ý thì vợ cắt ngang, nói là: “thuê bọn nó đến để nó ăn cắp kiểu làm ăn của mình à! Nó nấu bậy, nấu bạ là mình mất khách. Ông không có „Lust“ (hứng thú) thì „zu“ (đóng cửa) mẹ nó cho xong“. Thế là chồng đành ngậm bồ hòn cho êm chuyên.
Cả tuần chồng không đi chơi đâu được.
Khái niệm được đi chơi của anh ta là buổi sáng trên đường tới quán, cùng vợ ghé vào Metro, Selgros hay siêu thị nào đó để mua hàng bổ sung cho quán. Mấy cô nhân viên chân dài bán hàng dẫu có đẹp như tiên thì anh cũng chẳng có cơ hội để ngắm nhìn.(mặc dù chỉ ngắm vụng thôi).
Vì hai mắt của anh phải dán vào trang giấy A 4 đen xì những chữ ngoằn ngèo – Cái Liste (danh sach) kê khai hàng cần mua mà vợ anh đã vắt óc ra để viết tối hôm qua, trước khi đi ngủ. Hôm nào anh mải vội mà quên kính lão ở nhà thì anh sẽ phải khổ đôi đường vì những dòng chữ tùm lum nửa Tây, nửa ta của vợ cộng với tiếng rầy la té tát của nàng, đại loại như: „Chỉ có buộc vào cổ ông mới nhớ được“.
Nhiều ông chồng khổ như một người bị tù giam, thậm chí còn khắc nghiệt hơn, vì ở Đức này, tù nhân của họ còn có thời gian đọc báo, xem vô tuyến, tập thể thao v.v…Thỉnh thoảng họ còn được ngồi nghe người của nhà thờ ở ngoài vào giảng đạo.
Xem như vậy mới thấy quyền con người của đấng mày râu người Việt chúng ta bị các chị, các em cướp đi rất phổ biến, núp dưới bóng „người chồng chăm ngoan“ ở các cửa hàng hay quán ăn mà „Liên hiệp quốc“ đến giờ vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.
Những lúc vắng khách, chồng ra ngoài hít thở không khí tươi mát. Buồn mồm hút điếu thuốc làm vui, thì vợ lu loa lên: „Hút cho đẫy vào, chỉ tổ tốn tiền, hôi hám; Tê mồm, tê lưỡi rồi nếm náp không chuẩn lại mất khách. Thôi ông vất thuốc đi, vào rửa bát, lau bàn cho tôi…“ Nhiều cửa hàng hay quán ăn có thu nhập rất tốt. Nhưng rất tiếc họ đối xử với nhau không tình, không nghĩa.
Tưởng đói ăn thì con người bất hạnh đã đành, đằng này tiền tiêu không hết, tuổi thì 50 hay 60 cả rồi, còn trẻ nỗi gì, vẫn ham „đóng gạch“ để xây NHÀ BẤT HẠNH.
Trên đây chỉ là những trường hợp mà trên thực tế tôi đã nghe và thấy, chứ ngoài đời thì còn biết bao nhiêu những cảnh tai ương, éo le và khổ hạnh nữa. Có trường hợp do chồng hoặc vợ gây lên; Có trường hợp do cả hai: “Tại anh, tải ả; tại cả đôi bên“. Những lúc vợ chồng xung khắc mà cả hai không ai muốn nhún nhường thì hậu quả khôn lường.
Rất tiếc những câu tục ngữ, châm ngôn hay của người xưa, nhiều người thuộc mồm mà không biến thành sự thực: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa cả đời không khê“ hay „Một điều nhịn thì chín điều lành“.
Sao các vị không tự hỏi mình: Liệu chẳng may mình ốm nặng hay xấu số phải ra đi liệu rằng vợ mình hay chồng mình có thương tiếc mình không nhỉ ? Hay chết rồi thì Scheiße egal (thế nào cũng được), đó là tùy các quý vị.
Tôi bỗng nhớ tới một câu ai đã nói về sự ước mong cho cuộc đời mình: „Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương tiếc“.
Thương tiếc bằng „nước mắt cá sấu“ của vợ hay của chồng dành cho mình. Nhiều khi lại là hậu quả do chính chúng ta tạo nên phải không các bạn?
Các quý vị ơi, chỉ còn ít ngày nữa là chúng ta từ giã năm cũ, bước sang một năm mới với bao nhiêu hứa hẹn. Một triết gia từng nói: “Cuộc đời là hoa và tình yêu là nhụy của hoa đó“.
Để cho cây đời mãi mãi tươi xanh, cho tình yêu đôi lứa mặn nồng và thăng hoa, chúng ta hãy „gạn đục khơi trong“, biết hy sinh nhường nhịn và vun trồng thì tình vợ nghĩa chồng tự nhiên sẽ có thủy, có chung cho đến ngày „đầu bạc răng long“ – Cho đến ngày chúng ta từ giã thế gian này.
Bài viết thể hiện góc nhìn và quan điểm riêng của tác giả
Nguyễn Doãn Đôn
Facebook