Galery Körnerpark tại thành phố Berlin đang triển lãm những bức tranh sơn dầu nằm trong dự án mang tên "Tắt đèn" (Blackout) của họa sĩ đương đại Việt Nam - Nguyễn Xuân Huy.
Vào hồi tháng 8/2011, tại showroom Zurich đã khai có triển lãm của Nguyễn Xuân Huy, tháng 2/2012, thành phố Berlin lại giới thiệu tiếp một cuộc triển lãm nữa của Huy. Một số cây bút sắc sảo của nước Đức đã viết những bài bình khá dài về những cuộc triển lãm của họa sĩ trẻ này, như bài "Sự biến hình - Giữ thực tại và hư cấu" (tác giả Katia Sabaliostis), "Những cô gái nhỏ" (tác giả Marc Wellmann)
“ Những tác phẩm của Nguyễn có cội rễ từ cả hiện thực Châu Á lẫn lịch sử mỹ thuật phương Tây. ‘Điệu nhảy’ mang hơi hướng của tác phẩm cùng tên của Matisse, “Hoa hướng dương” thì lật ngược lại những tranh vòm nhà nguyện Sixtina của Michelangelo"
Tác phẩm "Garden of Earthly Delights" |
Trong một bài báo khác mang tên “Sự thách thức với sơn dầu”, nhà báo Stefan Reisner (Đức) viết:
" Trong thời kì chiến tranh Việt Nam, chất độc làm rụng lá được biết dưới cái tên “Chất độc da cam” đã được rải lên những vạt rừng rộng lớn để hòng làm trụi lá, lộ dấu tích của quân bản địa. Cho đến tận bây giờ, người bản xứ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng đau đớn của loại chất độc này, nhiều người sinh ra với khuyết tật nặng. Nguyễn Xuân Huy – một nghệ sĩ mới nổi người Việt sống tại Berlin, đã không quên các nạn nhân của sự bạo tàn này. Họ sống trong những bức tranh sơn dầu của anh.
Nguyễn Xuân Huy - người đã sống và làm việc 5 năm tại Berlin, gợi lên nỗi đau của cuộc chiến thông qua những bức tranh phân mảnh của hơn 4 triệu người - mà đến giờ - sự biến đổi gen của họ vẫn phải chịu hậu quả của chất độc dioxin. Những người sinh ra trên thế giới bị những khuyết tật từ khi chào đời: không có đôi tay, không có đôi chân, và thường là bị tổn tại không thể chữa lành về thần kinh.
"Thật không nhạy cảm khi hình dung rằng, bởi tôi sinh ra khỏe mạnh nên tôi sẽ không liên quan đến điều này" - Họa sĩ 35 tuổi nói - "Bởi có rất nhiều người vẫn còn đang mang trên mình sự biến đổi gen này, nó sẽ trở thành vấn đề có thể ảnh hưởng đến mỗi người, hoặc nhiều người trên đất nước Việt Nam".
"Mỹ Lai" |
"Cười" - hay là "Adam và Eva". Bức tranh vẽ một em bé nhiễm chất độc da cam, sống tại làng trẻ em Hữu Nghị, Hà Nội |
Một số tác phẩm khác của họa sĩ
"Chân dung tự họa với thiên nhiên" |
Triển lãm "Tắt đèn" của Nguyễn Xuân Huy có ý nghĩa khi đã đưa đến thế giới một lăng kính mới với kĩ thuật đạt đẳng cấp quốc tế, để quan sát và thấu hiểu về những số phận của nạn nhân dioxin tại Việt Nam.
Họa sĩ Nguyễn Xuân Huy sinh năm 1976 tại Hà Nội
1992 -1994: Học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội 1994: Sang Đức 1995: Học tại trường Nordhausen 1996: Học Mỹ thuật tại Đại học Mỹ thuật và Thiết kế Burg Giebichenstein 2001 - 2002: Học tại trường Mỹ thuật Bordeaux, Pháp 2003: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và Thiết kế Burg Giebichenstein 2004 - 2006: Học master tại Đại học Mỹ thuật và Thiết kế Burg Giebichenstein
|
Theo VNN.