1. Không cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm
Ăn lẩu không tránh khỏi việc các bạn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng một lúc.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách kết hợp. Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
2. Thời gian nhúng các loại thực phẩm ăn lẩu
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại. Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng.
Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
3. Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.
4. Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được. Mỗi lần ăn cũng đừng ăn quá no.
Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá.
Ngoài ra, ăn nhiều uống quá nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Nguồn: Phụ nữ & Gia Đình