Nếu bạn đôi khi cảm thấy thật mệt mỏi với việc cứ phải gồng mình vui vẻ với cuộc sống, thì có vẻ như một cuộc thi ở Hàn Quốc sẽ giúp làm nổi bật nội tâm bên trong bạn!

Được biết, cuộc thi được tổ chức với mục đích để “trả đũa” lối sống vội vàng tại Hàn Quốc.

Hàng năm ở Hàn Quốc, một cuộc thi thư giãn theo phong cách “ngồi im không làm gì” được tổ chức tại những khu rừng trị liệu ở phía nam đảo Jeju. Cuộc thi này có tên Space Out và được tạo ra bởi nghệ sĩ Hàn Quốc Woopsyang vào năm 2014 để “trả đũa” lối sống vội vàng tại Hàn Quốc.

Luật chơi cũng cực kỳ đơn giản: Ngồi im trong 90 phút và người chiến thắng sẽ được xác định bởi người có nhịp tim thấp nhất và ổn định nhất. Mục đích của cuộc thi là để xả stress sau những bộn bề cuộc sống.

1 Cuoc Thi Danh Cho Thanh Luoi Chi Viec Ngoi Mot Cho Cha Lam Gi Ai Tru Lau Nhat Thi Thang

Hình ảnh tại cuộc thi Space Out

Cuộc thi được tổ chức trực tuyến vào năm 2020 do đại dịch nhưng sẽ trở lại trực tiếp vào năm 2021. Theo The Washington Post, các chuyên gia đã nói rằng áp lực của đại dịch có thể đưa cơ thể và tâm trí vào một “chế độ sinh tồn” ảo.

Shin Dong-won, bác sĩ tâm thần lâm sàng tại Bệnh viện Kangbuk Samsung, Seoul cho biết trong những thời điểm bất thường này, não bộ cần được nghỉ ngơi tinh thần để thoát khỏi chu kỳ lo lắng kéo dài.

Lee Ji Woon, 24 tuổi, cho biết, 90 phút dự thi Space Out là khoảng thời gian dài nhất cô không làm gì.

2 Cuoc Thi Danh Cho Thanh Luoi Chi Viec Ngoi Mot Cho Cha Lam Gi Ai Tru Lau Nhat Thi Thang3 Cuoc Thi Danh Cho Thanh Luoi Chi Viec Ngoi Mot Cho Cha Lam Gi Ai Tru Lau Nhat Thi Thang

Các thí sinh có vẻ rất thoải mái khi được đến đây thư giãn

Dịch bệnh khiến Ji Woon rất rảnh rỗi. Nhưng cô thấy áp lực khi phải tận dụng khoảng thời gian đó một cách hiệu quả. Là sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội, Lee đang chuẩn bị kiếm việc làm trong xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc – giờ càng khốn khó hơn sau đại dịch.

Jwa Hyeon-guk, 40 tuổi, đóng cửa quán do mình làm chủ ở thành phố Jeju một ngày để tham gia Space Out. Khi đại dịch xảy ra, quán thịt lợn của ông chuyển sang hình thức bán mang về.

“Quán của tôi mất đi sự hối hả và nhộn nhịp. Tôi phải nhìn chằm chằm vào điện thoại nhiều giờ để kiểm tra đánh giá của khách hàng trên ứng dụng giao hàng và nghiền ngẫm cách cải thiện bao bì mang đi”, anh nói.

Nguồn: World Of Buzz




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC