Lãnh đạo và giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội và cả học trò của họ là Thích Chân Quang nên được dạy dỗ về đạo lý và văn hóa, thì mới đủ để làm người trí thức có học vị học hàm.

1 Lanh Dao Va Doi Ngu Giang Vien Truong Dh Luat Ha Noi Nen Duoc Day Do Ve Nghi Thuc Va Dao Ly

1. Tại buổi bảo vệ luận án, Thư ký hội đồng khi giới thiệu NCS Vương Tấn Việt (VTV) gọi là “sư phụ” và cúi rạp xuống chào NCS.

Tại sao thầy cô phải gọi học viên là sư phụ và phải cúi chào?

Nên nhớ Vương Tấn Việt hay bất cứ ai, dù quan cao chức trọng, dù là lãnh tụ hay chức sắc tôn giáo, khi đã là Nghiên cứu sinh thì đều là thân phận của một thí sinh đang phải trả bài trước một hội đồng chấm/ đánh giá luận án.

Thời gian gần đây, tăng ni các chùa đổ xô nhau đi kiếm văn bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ rất đông, đến cơ sở đào tạo nào cũng gặp họ. Họ có thể là Đại đức, Thượng tọa hay chức sắc trong giáo hội; đối với tín đồ họ là Thầy, nhưng trước mặt học đường họ đều chỉ là học trò.

Tôi cũng đã từng chứng kiến một vài buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ, có giáo sư tiến sĩ khi đọc nhận xét vẫn gọi NCS là thầy nọ thầy kia. Đành rằng đó là "thầy chùa" (tức là người đang có nghề tu trong chùa), nhưng tôi thấy mấy ông giáo sư đó cứ hèn hèn!. Có lần tôi phát biểu trong buổi bảo vệ luận án, tôi nói luôn là tôi gọi là anh, hoặc NCS, vì đây không phải là chùa.

Nghe Tiến sĩ Trần Thị Hiền, nguyên Phó trưởng khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước là thư ký của Hội đồng gọi NCS VTV là "sư phụ", tôi cảm thấy ớn và thương hại cho một Trường ĐH danh giá mà nay đến mức này!!!!

Nhục thật là nhục!

2- Tối 15/11/2020, NCS Vương Tấn Việt có làm tiệc Tri ân Trường ĐH Luật tại một nhà hàng, với 50 khách là các giáo sư, tiến sĩ của cơ sở đào tạo và khoảng 1000 đệ tử.

Tôi thấy một số người quỳ mọp dưới chân Vương Tấn Việt.

Không biết đó là đệ tử của Thích Chân Quang, hay là cánh giảng viên và lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội. Nhưng cho dù là ai, những hình ảnh này cũng không nên có.

Nếu mà là hình ảnh học trò Vương Tấn Việt(Thích Chân Quang) quỳ xuống lễ tạ ơn các thầy cô thì mới là đúng ý nghĩa của một Lễ Tri ân.

Xem ra, lãnh đạo và đội ngũ giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội nên được dạy dỗ về nghi thức và đạo lý

TS Nguyễn Xuân Diện




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC