Ngày Tết, nếp sinh hoạt bị đảo lộn, ăn uống không đúng giờ, tiêu thụ nhiều dầu mỡ, khiến cơ thể mất đi sự cân bằng, dễ rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó chịu.

9 thói quen tàn phá sức khỏe nhanh nhất trong mùa Đông, cái thứ 2 là đáng sợ và nhiều người mắc nhất9 thói quen tàn phá sức khỏe nhanh nhất trong mùa Đông, cái thứ 2 là đáng sợ và nhiều người mắc nhất

Theo các chuyên gia tiêu hóa, ăn uống không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây đầy bụng, khó tiêu. Nhất là trong mâm cỗ ngày Tết, thức ăn chủ yếu là thực phẩm nhiều đạm, khó tiêu và dễ sinh hơi như: nhiều tinh bột, nhiều chất béo, đồ xào rán, rượu bia, đồ uống có gas….

Nếu ngày nào bạn cũng cứ vô tư thưởng thức hết những món ăn trên mâm cỗ ngày Tết thì ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.

1 An Co Tet Bi Day Bung Kho Tieu Can Thay Doi Ngay Thoi Quen Nay Vi Day Moi La Nguyen Nhan Chinh

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu trong ngày Tết

Tiệc tùng ngày tết sẽ khiến dạ dày chúng ta phải chịu đựng lượng thức ăn nhiều hơn ngày thường với những món ăn truyền thống nhiều chất như giò, chả, xôi, gà, nem, thịt nướng, thịt rán, rượu bia, bánh kẹo... Kết cục là chúng ta phải trả giá cho việc ăn uống quá nhiều dẫn đến cuối ngày bụng đầy chướng, khó chịu, ruột gan cồn cào, thậm chí có người phải lụy đến thuốc vì không chịu được.

Theo các bác sĩ tiêu hóa, nguyên nhân đầy hơi, chướng bụng bắt nguồn từ những thói quen không tốt như:

- Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo, gia vị; sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga...) gây rối loạn vận động ống tiêu hóa;

- Ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng thức ăn lẫn với hơi; ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi... Loạn khuẩn trong đường tiêu hóa làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.

- Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3 tới 5 giờ đồng hồ. Nếu quá thời gian đó mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng; thậm chí có nguy cơ tiêu chảy.

- Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, hẹp hang vị, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa chức năng, táo bón mạn tính.

2 An Co Tet Bi Day Bung Kho Tieu Can Thay Doi Ngay Thoi Quen Nay Vi Day Moi La Nguyen Nhan Chinh

Ản minh họa

Tránh đầy hơi, chướng bụng trong ăn uống ngày Tết

Để tránh đầy hơi, sôi bụng ngày Tết, cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều. Ăn miếng nhỏ, tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày.

Nên chọn lựa những thức ăn phù hợp với sức khỏe và thuận lợi cho việc tiêu hóa như các loại thịt trắng; cá tôm, rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa. Sau bữa ăn nhiều đạm nên ưu tiên một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê. Ăn thêm 1-2 hủ sữa chua và uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém.

Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt; Bỏ thói quen nhai kẹo cao su khiến bụng tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi; Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn.

Dùng tay xoa bóp, massage bụng theo chiều kim đồng hồ để làm tăng nhu động dạ dày, ruột giúp việc tiêu hóa, tránh ứ đọng thức ăn tốt hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập hít sâu để thư giãn, làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.

Dấu hiệu đầy hơi, khó tiêu cần được khám sớm

3 An Co Tet Bi Day Bung Kho Tieu Can Thay Doi Ngay Thoi Quen Nay Vi Day Moi La Nguyen Nhan Chinh

Ảnh minh họa

Khó tiêu xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt một vài ngày, xảy ra sau khi ăn hoặc trong khi ăn người bệnh cảm thấy nóng bỏng vùng thượng vị đặc biệt là sau khi uống rượu, dùng các thức ăn có nhiều chất béo, đường sữa hay các thức ăn nóng có chứa các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu. Có những trường hợp bệnh nhân thấy bụng quặn thành cơn.

Cảm giác trướng bụng này sẽ giảm bớt khi bệnh nhân đánh hơi hoặc đi ngoài. Đôi khi người bệnh còn xuất hiện ợ hơi, ợ chua, cảm giác buồn nôn, hoặc có thể nôn vào buổi sáng. Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi. Thở phì phò, đi lại nặng nề. Có thể bị tiêu chảy, táo bón kèm theo.

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức thì có thể là báo hiệu của một bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm.

Theo Gia đình và xã hội




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC