Các nhà khoa học từ Đại học Concordia, Canada công bố nghiên cứu cho thấy những người biết từ hai ngôn ngữ trở lên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc suy nhược thần kinh nhẹ (MCI).
GS. Natalie Phillips cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành chụp MRI toàn bộ não của bệnh nhân mắc chứng MCI biết một ngôn ngữ và bệnh nhân MCI biết từ hai ngôn ngữ trở lên; bệnh nhân Alzheimer biết một ngôn ngữ và bệnh nhân Alzheimer biết từ hai ngôn ngữ trở lên.
Kết quả chụp MRI cho thấy ở những bệnh nhân MCI, Alzheimer biết một ngôn ngữ, các khu vực này bị teo trong khi ở bệnh nhân biết từ hai ngôn ngữ trở lên độ dày và mật độ mô ở vùng này cao hơn.
Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy biết thêm một ngôn ngữ không chỉ hữu ích trong cuộc sống mà còn góp phần nâng cao chức năng não.
Não là trung tâm điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể bằng cách tiếp nhận, xử lý và gửi các thông tin cảm giác đến khắp cơ thể. Não bộ còn kiểm soát chức năng vận động của cơ thể.
Càng nhiều tuổi, bộ não của chúng ta càng bị suy giảm, thậm chí là mất khả năng xử lý thông tin, đó là chứng đãng trí ở người già. Người lớn tuổi thường có xu hướng hay quên hơn.
Có nhiều cách làm chậm quá trình này đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của bộ não như: Tập thể dục, luyện tập cho não bộ, nghe nhạc, chế độ dinh dưỡng hợp lý...
Một cuộc sống đầy tiếng cười, vui vẻ sẽ làm cho đầu óc thư thái. Khi giao tiếp với người khác là một trong những bài tập rèn luyện não tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy rằng những người có đời sống xã hội tích cực có tỷ lệ thấp bị suy giảm trí nhớ. Tiếng cười kích hoạt các khu vực trong bộ não từ đó sẽ tăng cường khả năng học tập, tập trung, và sáng tạo.
Để có một bộ não khỏe mạnh, chúng ta cần đi ra ngoài nhiều hơn, tham gia câu lạc bộ, tình nguyện viên, làm cho bạn bè, và cuộc sống của mình đầy niềm vui và tiếng cười.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN