Vài năm trước, khi thành phố Grein ở Áo bắt đầu trải qua trận lũ khởi nguồn từ sông Danube, các quan chức ở Áo đã nhanh chóng tìm kiếm giải pháp kĩ thuật đảm bảo sự an toàn cho những người dân tại đây. Họ đã thuê kĩ sư lắp đặt các bức tường chống lũ di động.
(Ảnh: Nachrichten.at)
Điều tuyệt vời là, lũ thì bị chặn, mà bức tường lại không ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan.
Một công ty tại Anh tên là Flood Resolution đã phân tích kết cấu kĩ thuật của các bức tường chống lũ. Cụ thể là, hệ thống này bao gồm hai phần chính: phần móng được xây dựng cố định vĩnh viễn và phần rào chắn di động có thể dịch chuyển.
(Ảnh: IBS-Technics.com)
Công ty này giải thích, “Hệ thống này được dựa trên một bức tường ngầm, bức tường này bảo vệ một khu vực không bị nước ngầm tràn vào, dâng lên đồng thời với mực nước lũ. Độ sâu của bức tường ngầm tuỳ thuộc vào nền đá ngầm, và sau đó quyết định chiều cao của rào chắn.“
Bức tường ngầm được làm chắc chắn bằng cách ốp xi măng phía trước hệ thống tường chắn nước di động.
(Ảnh: land-oberoesterreich.gv.at)
Một bài báo do công ty IBS Techcnics viết cho biết “Bức tường chống lũ di động cao nhất, ấn tượng nhất được hoàn thành vào tháng 12 năm 2010 ở Grein, với tổng độ cao rào chắn là 3,6 mét được đặt trên nền móng cao 1 mét.“
Phần móng ngầm được gia cố bằng xi măng trước khi các bộ phận của hệ thống được gắn tường chắn nước di động.
(Ảnh: nachrichten.at)
Bài báo tiết lộ thêm, “Hệ thống này bảo vệ vùng đất bên dưới khỏi mực nước lũ cao tới 4,6 mét, tương đương toà nhà 2 tầng.“
Các biện pháp phòng chống lũ ở thành phố Grein được xây dựng trong khuôn khổ của dự án Machland Dam và là một trong sáu khu vực tường chống lũ di động.
Dự án chống lũ lụt này được hoàn thành vào ngày 25/8/2012. Bức tường di động cũng được thử nghiệm thực tế vào mùa mưa lũ trong tháng 6/2013 và cho kết quả thành công. Nhờ hiệu quả cao, các bức tường này đã trở nên nổi tiếng trên thế giới.
Nguồn: Tri thức Việt Nam