Cảnh sát Ấn Độ đã khéo léo đưa ra một kế hoạch để cắt giảm ô nhiễm tiếng ồn bằng cách buộc các phương tiện phải chờ lâu hơn nếu các tài xế bấm còi quá to.

Chán ngán với tiếng còi xe inh ỏi trong thành phố, cảnh sát Mumbai đã tiến hành một thử nghiệm vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, theo đó, thiết bị đo tiếng ồn được kết nối với cột đèn giao thông, nếu thiết bị đo hiển thị tiếng ồn cao hơn 85 decibel, các bóng đèn sẽ cài đặt lại và đèn đỏ sẽ được giữ lâu hơn.

Giống như ở một số thành phố khác của Ấn Độ, đèn giao thông ở Mumbai hiển thị đồng hồ đếm ngược. 

Pranay Ashok, phát ngôn viên cảnh sát, nói với CNN rằng cuộc thử nghiệm diễn ra tại một "điểm giao cắt quan trọng" trong 15 phút mỗi ngày. 

42 1 Giai Phap Chong O Nhiem O An Do Cang Bam Coi To Cang Phai Cho Den Do Lau Hon

Ông cho biết một thử nghiệm tiếp theo - tại 10 địa điểm - sẽ được thực hiện vào tháng tới. Cảnh sát hy vọng khái niệm này sau đó sẽ được triển khai cho "toàn bộ hệ thống quản lý giao thông". 

Nhận xét về một video được Cảnh sát Mumbai đăng trên Twitter vào cuối tháng 1, Ashok cho biết đoạn video đã cho thấy "những tác động xấu của ô nhiễm tiếng ồn." Tại thời điểm đó, video này đã có tới 3 triệu lượt xem. 

Đoạn video bắt đầu bằng hình ảnh cảnh sát mô tả Mumbai là "thủ đô đáng sợ của thế giới", trước khi tuyên bố rằng họ đã "nóng lòng muốn làm gì đó" để giải quyết vấn đề này. 

Trong clip, cảnh sát đặt tên cho sáng kiến của họ là "Tín hiệu trừng phạt" và đưa ra cảnh báo cho những người lái xe: "Hãy thoải mái bấm còi nếu bạn không ngại chờ đợi". 

Chỉ số giao thông TomTom - bảng xếp hạng các thành phố theo tình trạng tắc nghẽn của họ, gọi Mumbai là thành phố tắc nghẽn thứ tư thế giới vào năm 2019. Chỉ số này ước tính rằng các tài xế ở Mumbai năm ngoái đã lãng phí mất tám ngày và 17 giờ vì kẹt xe. 

Bảo Ngọc

Nguồn: INFONET.VN

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC