Việc ngâm chân tưởng như là việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ai cũng có thể làm, nhưng thực tế không phải vậy.

1 Mua Lanh Ngam Chan Tuong Tot Nhung 5 Nhom Nguoi Nay Lai Duoc Khuyen Cao Khong Nen

Ảnh minh họa

Theo Đông y, chân là gốc của c‌ơ th‌ể, tuy nhỏ bé nhưng bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Bàn chân được ví như trái tim thứ 2 của mỗi người. Do vậy, chăm sóc đôi bàn chân sẽ giúp khí huyết vận hành trơn tru, bảo vệ sức khỏe.

Còn theo Tây y, bàn chân chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp c‌ơ th‌ể khỏe mạnh.

Trong những ngày thời tiết lạnh, dùng nước nóng ngâm, rửa chân chính là cách để tạo một kíc‌h thí‌ch lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não. Nước ấm và muối sẽ kíc‌h thí‌ch các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm, bạn có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kíc‌h thí‌ch tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa, giúp cân bằng c‌ơ th‌ể, cải thiện giấc ngủ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc ngâm chân tưởng như là việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, ai cũng có thể làm, nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp áp dụng ngâm chân trước khi đi ngủ đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là người già và người mắc bệnh mãn tính.

Theo bác sĩ tại bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, trường hợp của ông Chu (70 tuổi) sau 2 tuần dùng thuốc bắc để ngâm chân hằng đêm thì bàn chân và bắp chân của ông chuyển sang màu xám tím đen, lở loét. Người nhà thấy vậy liền đưa ông đến bệnh viện khám. Tại đây, bác sĩ nói rằng, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, chân có nổi mụn nước, thế nên khi ngâm chân trong nước ấm thường xuyên khiến mụn nước vỡ ra, gây loét da.

Hay một trường hợp khác phải kể đến cô Trần, cô là nhân viên văn phòng nên thường ngồi yên trong 7-8 tiếng mỗi ngày. Cách đây không lâu, cô được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch ở chân. Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật để chữa khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng cô sợ hãi và không chấp nhận. Cô Trần nghe hàng xóm khuyên nên mua một số thảo dược, nấu rồi ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu. Không ngờ 10 ngày sau đó, tình trạng suy giãn tĩnh mạch không thuyên giảm mà có dấu hiệu bắp chân trái sưng to, mắt cá chân mẩn đỏ, ngứa ngấy khó chịu. Khi đến bệnh viện khám, cô biết được nguyên nhân là do cách ngâm chân sai khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

Các bác sĩ khuyến cáo, không ngâm chân trong những trường hợp sau:

2 Mua Lanh Ngam Chan Tuong Tot Nhung 5 Nhom Nguoi Nay Lai Duoc Khuyen Cao Khong Nen

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh tiểu đường

Do lượng đường trong máu cao liên tục và dao động nhiều lần, có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, dây thần kinh. Sau đó dễ dàng khiến da mất cảm giác và loét vết thương.

Trường hợp này khi ngâm chân, rất dễ hình thành thêm vết loét, sau đó gây nhiễm trùng. Ngoài ra, sự cảm nhận nhiệt độ ở tứ chi của bệnh nhân đái tháo đường sẽ giảm, dễ bị bỏng khi ngâm chân.

Người bị suy giãn tĩnh mạch 

Nguyên nhân là do huyết động bị thay đổi, các van tĩnh mạch của bệnh nhân bị tổn thương khiến máu đáng lẽ chảy về tim lại chảy ngược xuống các chi dưới.

Ngâm chân sẽ khiến mạch máu giãn ra, lượng máu trong tĩnh mạch bị giãn nhiều hơn, lâu ngày sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của chính họ.

Người bị tắc động mạch chi dưới 

Nhóm người này thường xuyên bị lạnh tê bì chi dưới, một số còn có thể có triệu chứng đau cách hồi. Ngâm chân dễ dẫn đến tăng tiêu thụ máu của các tế bào chi dưới, làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị bệnh ngoài da 

Người bị bệnh ngoài da ở chân không nên ngâm chân. Ngâm chân dễ dẫn đến bỏng, vỡ mao mạch, từ đó dễ gây nhiễm nấm, vi khuẩn.

Người mắc bệnh tim mạch

bệnh nhân mắc bệnh tim mạch khi ngâm chân sẽ bị giãn mạch, máu phần lớn sẽ dồn xuống chi dưới, dễ dẫn đến thiếu máu não, thiếu oxy sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch tấn công.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC