Ba loại thuốc bao gồm Triazavirin, Favipiravir và thuốc dựa trên Fortepren của Nhật Bản.
“Đến nay, thuốc đã được điều chế dưới dạng xịt, có thể sử dụng riêng cho với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Tôi chắc chắn nó sẽ phù hợp để điều trị Covid-19. Có thêm lựa chọn này ở thời điểm hiện tại là điều vô cùng quan trọng”, ông nhận định.
Loại thuốc thứ hai dựa trên thuốc cúm Favipiravir (hay còn gọi là Avigan) do Nhật Bản sản xuất trước đó, được Nga điều chỉnh để đáp ứng với các tiêu chuẩn của nước này. Thuốc đã sẵn sàng cho khâu thử nghiệm. Trước đó Favipiravir được cho là có tác dụng tốt đối với các bệnh nhân Covid-19, có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của virus trong tế bào người bệnh. Sản phẩm cũng được chứng minh là tương đối an toàn.
Trong khi đó Fortepren đã vượt qua tất cả các thí nghiệm lâm sàng, hiện đang chờ đợi phê duyệt thử nghiệm trên người. Thuốc được điều chế dựa trên Fosprenil vốn để điều trị viêm nhiễm do virus corona ở động vật.
Theo các chuyên gia, kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của ca ba loại thuốc này với bệnh nhân Covid-19 là ưu tiên hàng đầu của cả Viện Hàn lâm và Bộ Giáo dục và Khoa học Nga. Ông Chekhonin cũng đề cập đến ba loại vaccine tiềm năng đang được phát triển ở nước này.
Tính đến ngày 31/3, Nga ghi nhận hơn 1.800 ca bệnh Covid-19 và 9 trường hợp tử vong, tương đối thấp so với các quốc gia châu Âu khác. Toàn thế giới có hơn 785.000 ca dương tính và 37.815 người thiệt mạng vì căn bệnh này.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các quốc gia ráo riết chạy đua để phát triển thuốc điều trị virus. Đây được coi là niềm hy vọng lớn hơn bởi việc tìm ra vaccine là vô cùng gian nan, tốn nhiều thời gian và tiền của.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xác nhận danh sách 4 loại thuốc kháng virus tiềm năng điều trị Covid-19. Danh sách có tên gọi Solidarity bao gồm: thuốc điều trị Ebola Remdesivir, tổ hợp thuốc kháng HIV/AIDS lopinavir và ritonavir, tổ hợp thuốc khác giữa lopinavir và ritonavir cộng thêm interferon beta (thuốc chữa đa xơ cứng) và thuốc sốt rét Chloroquine. Song các nhà khoa học cũng cho rằng cần thực hiện thêm nghiên cứu trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
Thục Linh (Theo Sputnik)