Ngày càng có nhiều người Hàn Quốc trong nhóm thu nhập thấp và trung bình ngày càng trở nên thất vọng bởi cái gọi là bậc thang xã hội bị phá vỡ. Các tầng lớp dưới ngày càng khó để leo lên bậc thang ở tầng lớp trên.

1 Nhieu Nguoi Han Quoc That Vong Vi Nac Thang Xa Hoi Bi Pha Vo

Ảnh minh họa

Kim Jae-sung, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Seoul, là một trong những người Hàn Quốc không có cơ hội leo lên nấc thang xã hội. Anh chuẩn bị gia nhập thị trường việc làm, nhưng không thấy hy vọng gì vì thu nhập ước tính và khoản nợ của anh ta làm tăng thêm điều kiện sống khó khăn trong tương lai.

“Tôi phải làm việc cả đời nhưng sẽ không bao giờ mua được nhà”, đó là điều mà anh và những người bạn của mình thường nói với nhau trong những ngày này.

“Bạn bè của tôi và tôi cảm thấy rằng thu nhập hàng tháng thậm chí không thể đảm bảo tương lai gần của chúng tôi. Không có cơ hội đặt chân vào bậc thang giàu có nữa. Nếu như không thể trúng số độc đắc bằng tiền điện tử, thị trường chứng khoán hoặc trên YouTube, thì việc xoay chuyển cuộc sống của tôi dường như là không thể.”

Kim Jeong-seok, 41 tuổi, một kỹ sư đến từ Suwon, tỉnh Gyeonggi, cũng chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp những khó khăn mà anh gặp phải trong việc vượt qua bất bình đẳng xã hội.

“Tôi cảm thấy ngày càng khó đạt được mức sống tốt hơn từ nỗ lực cá nhân, so với trước đây khi tôi ở độ tuổi 20. Sự bất bình đẳng dường như ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi thu nhập tài chính từ các khoản đầu tư vượt xa thu nhập kiếm được.” Kim nói.

Theo một cuộc khảo sát được công bố bởi Thống kê Hàn Quốc, ngày 17/ 11, cứ 10 người thì 6 người trưởng thành ở đây tin rằng có rất ít cơ hội để họ cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của mình. Chỉ 25,2% trong số 36.000 người được hỏi trả lời rằng nỗ lực cá nhân có thể cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của họ.

Những người tự coi mình thuộc nhóm thu nhập thấp càng không có hy vọng leo lên nấc thang xã hội. Trong số những người được hỏi tự xếp hạng mình ở mức thu nhập cao, 55,9% trả lời rằng thế hệ của họ có cơ hội cao để leo lên bậc thang xã hội. Nhưng con số này giảm xuống còn 14,9% ở những người tự xếp mình vào nhóm thu nhập thấp.

Hong Seul-ki, 30 tuổi, một nhà tiếp thị tự do đến từ Gwangmyeong, tỉnh Gyeonggi, cho biết cô đã trải qua sự phân biệt đối xử trong nghề nghiệp dựa trên nền tảng học vấn của mình.

“Tôi nghĩ rõ ràng rằng việc vào đại học và việc làm của thế hệ tôi phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của cha mẹ họ. Điều tồi tệ hơn là có một bầu không khí xã hội biện minh cho sự phân biệt đối xử như vậy”, Hong nói

2 Nhieu Nguoi Han Quoc That Vong Vi Nac Thang Xa Hoi Bi Pha Vo

Các thành viên của một nhóm công dân tổ chức một cuộc họp báo trước Cheong Wa Dae, vào ngày 10/9/2019, kêu gọi Bộ trưởng Tư pháp khi đó là ông Cho Kuk từ chức vì những cáo buộc rằng ông đã sử dụng địa vị và ảnh hưởng của mình để giúp đỡ các con của mình. được nhận vào các trường đại học danh tiếng. 

Một vụ bê bối năm 2019 liên quan đến cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk đã cho thấy một phần thực tế đó. Trong vụ bê bối mà ông này bị cáo buộc lợi dụng địa vị và ảnh hưởng của mình để giúp con cái họ có được lợi thế học tập.

Nhiều người Hàn Quốc cũng cho rằng các bậc cha mẹ có ảnh hưởng về mặt xã hội và tài chính đã giúp con cái của mình có nhiều cơ hội hơn như cho con cái vào các trường danh tiếng, thực tập tại các công ty, tập đoàn lớn…

“Trên toàn thế giới, các bậc cha mẹ thường có xu hướng giáo dục con cái và duy trì hoặc nâng cao vị thế của chúng. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu rộng của họ đến thị trường việc làm và tài sản cá nhân là một vấn đề thường xuyên trong xã hội Hàn Quốc, dẫn đến bất bình đẳng xã hội, ”Lee tại Đại học Chung-Ang cho biết.

Một yếu tố khác ảnh hưởng là khi giá nhà đất tăng cao, khoảng cách giàu nghèo giữa những người có nhà và những người không có nhà đang gia tăng đến mức những thế hệ sau gần như không thể bắt kịp.

Các chuyên gia chỉ ra rằng chính phủ Hàn Quốc phải tăng cường nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo để khắc phục tình trạng bất bình đẳng.

“Khoảng cách xã hội đặt mọi người ở những điểm xuất phát khác nhau, và khoảng cách sẽ chỉ ngày càng mở rộng nếu không có sự can thiệp tích cực của chính phủ trong khu vực công. Giáo dục công phải được tăng cường, và các cá nhân phải được đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực của họ chứ không phải là đẳng cấp của họ.”Lee nói.

“Một số người cho rằng nỗ lực của cá nhân có thể chiến thắng nhưng thực chất họ có rất ít đặc quyền trên cùng một nấc thang.”

Theo: Korea times




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC