Đói dẫn đến ăn quá nhiều:
Những người hay bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường thường ăn quá nhiều để bù lại lượng thức ăn mà họ bỏ qua. Tuy nhiên, cơ thể con người lại cần dinh dưỡng ổn định sau từ 3 – 4 giờ để duy trì quá trình trao đổi chất. Việc bị đói sẽ khiến bạn dễ cáu kỉnh, thèm ăn và giảm lượng đường trong máu.
Đói không giúp giảm cân:
Nhiều người nghĩ bỏ đói bản thân sẽ giảm được cân. Nhưng thực tế, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn không đủ, cộng với việc ăn quá ít calo sẽ khiến cơ thể tích trữ chất béo và đốt cháy ít calo hơn.
Ít có khả năng lựa chọn thực phẩm tốt:
Khi đói, lượng đường trong máu giảm xuống, con người thường không kiểm soát được những gì họ đưa vào miệng. Ngoài ra, khi đói, bạn dễ tìm đến những đồ ăn vặt. Đây là những thói quen không tốt cho sức khỏe.
Không phải lúc nào cũng nhận ra cơn đói:
Cơ thể có 2 hormone ảnh hưởng tới việc điều hòa cơn đói là ghrelin và leptin. Khi bạn đói, ghrelin sẽ tăng lên. Khi bạn ăn no, lượng leptin sẽ báo hiệu cho cơ thể để dừng ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy đói. Đôi khi vì quá tập trung tới công việc nên bạn quên mất cơn đói của mình.
Điều này dễ dẫn đến thói quen ăn uống thất thường và ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của mỗi người.
Đói có hại cho sức khỏe:
Khi bạn bỏ đói cơ thể, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Những tình trạng bạn có thể gặp đó là khó tập trung, cồn cào ruột gan, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và dễ cáu gắt.
PHẠM QUÝ (Nguồn: brightside.me)
Nguồn: vtc.vn