Tại sao có thể cho mượn gạo và quần áo, mà không thể cho mượn củi hay giày? Thật ra câu nói này nghe có vẻ đơn giản nhưng nội hàm lại vô cùng sâu sắc. Dù kết giao với bất kể ai, chúng ta cũng cần nhớ câu giáo huấn này của người xưa.

1 Tai Sao Noi Cho Vay Gao Khong Cho Vay Cui Cho Muon Ao Khong Cho Muon Giay

Đôi giày liên quan đến tình cảm và sự nghiệp nên không thể tùy tiện cho người khác mượn. (Ảnh minh họa: repbone/ Shutterstock)

Cho vay gạo, không cho vay củi

“Cho vay gạo, không cho vay củi” nghĩa là khi người khác gặp khó khăn, bạn có thể cho họ mượn gạo để ăn. Họ có được một bát cơm no bụng, họ sẽ có sức lực làm việc, sẽ có thể tạo ra thu nhập, từ đó sẽ thay đổi hoàn cảnh sống của họ.

Tuy nhiên, “cho mượn củi” thì khác. Người đã từng ở vùng quê đều biết, núi rừng nào cũng có rất nhiều củi, thậm chí ở vùng đồi núi không có rừng cũng có cây cỏ, đều có thể dùng để đun nấu. Hơn nữa, một số người nghèo còn dựa vào củi để duy trì kế sinh nhai. Nếu là một gia đình, nhưng không thể có nổi được một ngọn lửa trong bếp, vậy thì đó chính là điềm gở “nồi hư bếp lạnh”. Điều đó cho thấy tài vận của gia đình có thể sắp suy bại.

Trong tiếng Hán, từ “mượn củi” (借柴) đọc gần giống với từ “mượn tài” (借财), tức là cho người ta mượn mất tài lộc nhà mình.

Khi đối phương nhất định phải mượn “củi”, bạn có thể giới thiệu những công việc nằm trong khả năng của họ. Đối với những người sẵn sàng làm việc, bạn hãy đãi họ một bữa ăn hay mua giúp họ một tấm vé xe, điều đó thể hiện lòng nhân nghĩa và sự lương thiện của bạn. Đây cũng chính là đang suy xét thấu đáo chuyện về sau, là tính đến tương lai cuộc đời của họ.

Cũng có câu: “Nếu cho người khác một con cá, bạn sẽ chỉ nuôi sống người đó một ngày. Còn nếu dạy họ cách câu cá, bạn sẽ nuôi sống họ cả đời” cũng là mang ý nghĩa như vậy.

2 Tai Sao Noi Cho Vay Gao Khong Cho Vay Cui Cho Muon Ao Khong Cho Muon Giay

Trong tiếng Hán, từ “mượn củi” (借柴) đọc gần giống với từ “mượn tài” (借财), tức là cho người ta mượn mất tài lộc nhà mình. (借财)(Ảnh: brizmaker/ shutterstock)

Cho mượn áo, không cho mượn giày

“Cho mượn áo, không cho mượn giày”, khi người khác lạnh, bạn có thể chọ họ mượn quần áo của mình để có được sự ấm áp. Mặc dù quần áo có lớn hay nhỏ hơn một chút cũng vẫn có thể mặc được, chỉ cần có thể làm ấm cơ thể là tốt rồi. 

Nhưng giày thì lại khác, nếu như kích thước quá nhỏ hay quá rộng thì người ta đều không đi được. Hơn nữa giày trong nhiều trường hợp còn mang những ý nghĩa khác nhau, cho nên không thể tùy ý cho mượn.

Vào thời cổ đại, người phụ nữ thường sở hữu những đôi gót sen ba tấc rất đặc biệt. Nếu giày của một người phụ nữ bị lấy đi, điều đó có nghĩa là cô ấy đang gặp vấn đề trong chuyện tình cảm.

Có người nói: “Hôn nhân cũng như đôi giày, đi vừa hay không là tự mình biết”.

Mặt trong của đôi giày là một thứ gì đó rất riêng tư và dường như nó không có chỗ cho người thứ 3. Thế cho nên mượn giày của người khác để đi chẳng khác nào đang tự bỏ cát vào trong giày, càng cố đi sẽ càng đau đớn hơn mà thôi.

Hay cũng có ai đó đã từng nói: “Đi một đôi giày tốt giống như tạo thêm gió dưới chân, có thể sẽ đi được rất xa”.

Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp bạn cảm thấy rất thoải mái, nó cũng như là trợ thủ đắc lực trong sự nghiệp vậy. Nếu bạn cho người khác mượn chúng thì sự nghiệp của bạn có thể sẽ không suôn sẻ, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Có một điều rằng, nếu bạn giúp đỡ kẻ lười biếng, đối phương không những không cảm kích bạn, mà thậm chí còn có thể đòi hỏi nhiều hơn nữa. Thế cho nên, trợ giúp những người không chịu nỗ lực sẽ chỉ làm tổn thương bạn mà thôi. Hơn nữa nếu bạn thay thế người khác bước đi, bạn sẽ đánh mất chính mình.

Cho dù là mượn bất kể thứ gì thì cũng cần suy xét thấu đáo và phải thật công tâm phân minh, cố gắng nhìn rõ bản chất vấn đề để không bị lợi dụng. Trong các mối quan hệ giữa người với người, tuy rằng không tuyệt đối, nhưng nhìn vào cách ăn mặc, sử dụng vật chất của một người, thì cũng thể biết được phần nào nhân phẩm và bản chất của người đó.

Trần Tân, Vision Times




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC