8 người trẻ rủ nhau cùng khám phá chiếc hố bí ẩn giữa cánh đồng. Họ không thể lường trước bi kịch sắp xảy ra. 

1 Uc Ho Khong Day Xuat Hien Giua Dong 8 Nguoi Chui Xuong Chi Mot Nua Song Sot

2 Uc Ho Khong Day Xuat Hien Giua Dong 8 Nguoi Chui Xuong Chi Mot Nua Song Sot

Chiếc hố bí ẩn xuất hiện giữa đồng cỏ. Ảnh: ABC Australia

Theo Daily Star, chiếc hố bí ẩn, còn gọi là The Shaft, được phát hiện tình cờ vào năm 1938 khi một nông dân tới tìm hiểu nguyên nhân khiến con ngựa của ông đột nhiên vấp ngã trên cánh đồng gần thành phố Mount Gambier, đông nam nước Úc.

Một hố nhỏ giữa đồng nhưng bên dưới ngập nước. Đặc biệt, nó sâu tới mức mà người chủ cánh đồng không thể kiểm tra được. Thậm chí, người ta còn gọi The Shaft là “hố không đáy”.

Khi tin tức về hố nhỏ bí ẩn lan truyền, nhiều thợ lặn không quản xa xôi đã tìm tới đây để chui qua lỗ nhỏ đường kính 1 mét, nhưng ngay sau đó sẽ lặn xuống một hang động ngập nước khổng lồ và sâu thẳm. 

3 Uc Ho Khong Day Xuat Hien Giua Dong 8 Nguoi Chui Xuong Chi Mot Nua Song Sot

Ảnh: Liz Rogers

4 Uc Ho Khong Day Xuat Hien Giua Dong 8 Nguoi Chui Xuong Chi Mot Nua Song Sot

Một bản đồ của “hố không đáy”. Ảnh: Cave Divers Association of Australia

Khi xuống tới độ sâu 36 mét, người lặn sẽ bắt gặp một chóp đá ngầm, phân tách hang động thành 2 đường hầm lớn ngập nước. Đường hầm phía tây bắc có độ sâu khoảng 80 mét, đường hầm còn lại ở phía đông có độ sâu tối đa là 124 mét. 

Theo trang Borderwatch, bản đồ chính xác đầu tiên về “hố không đáy” do nhóm nghiên cứu CDAA lập ra sau 73 lần lặn chụp ảnh vào những năm 1980 – hơn một thập kỷ sau bi kịch của nhóm thợ lặn trẻ. 

Ngày 28/5/1973, 8 thợ lặn trẻ – Stephen Millott (22 tuổi), Christine M. Millott (19 tuổi), Gordon G Roberts (28 tuổi), John H Bockerman, Glen Millott (25 tuổi), Robert Smith (26 tuổi), Larry Reynolds và Peter Burr – đã rủ nhau khám phá “hố không đáy” nhưng chỉ 4 người sống sót thoát ra. 

Thảm kịch đã xảy ra khi 4 thợ lặn trẻ Stephen, Christine, Gordon và Bockerman được cho là đã rời khỏi phần hang chính và đi vào một đường ngầm sâu thẳm, tối om vì ánh sáng tự nhiên không thể chiếu tới. 

5 Uc Ho Khong Day Xuat Hien Giua Dong 8 Nguoi Chui Xuong Chi Mot Nua Song Sot

Một số khu vực trong “hố không đáy” tối om vì ánh sáng tự nhiên không thể chiếu tới. Ảnh: Liz Rogers

Robert Smith, một trong 4 người sống sót, nói trong một cuộc điều tra rằng, đã phải rời nhóm lặn để trồi lên mặt đất sau khi cảm thấy có các triệu chứng say nitơ – hệ quả của việc nitơ xâm nhập vào máu ở độ sâu hơn 36 mét. 

Glen Millott, người bị cạn kiệt lượng oxy, cũng phải rời nhóm khi ở độ sâu 40 mét. Hai người tiếp theo là Larry Reynolds và Peter Burr cũng phải lên bờ. 

Lo lắng khi không thấy 4 người còn lại ngoi lên, Glen lặn xuống tìm kiếm nhưng không có kết quả. 

Smith, người sau đó lặn cùng Glen để tìm kiếm, cho biết: “Tôi lặn xuống khu vực mà lần cuối cùng nhìn thấy 4 người kia ở đó nhưng thực tế tôi đã xuống sâu hơn 60 mét. Tôi phát hiện camera của Stephen. 

Tôi tiếp tục lặn xuống và nhận thấy có nhiều cặn ở độ sâu gần 70 mét. Bàn tay để ngay trước mặt nhưng tôi cũng không thể nhìn rõ vì quá tối. Tôi không trông thấy bất cứ ai”. 

Trang CaveDivers đã đăng một báo cáo của Wallace B. Budd, sĩ quan cảnh sát cấp cao ở Mount Gambier thời điểm đó, về vụ việc thương tâm này. 

“Không có hy vọng cứu sống 4 thợ lặn mất tích. Mất 8 tháng để xác định được vị trí của thi thể đầu tiên mà đó chỉ là một phát hiện tình cờ. Các thi thể còn lại tiếp tục nằm trong ‘hố không đáy’ cho tới khi có sự xuất hiện của 2 thành viên đội lặn được huấn luyện kỹ lưỡng bởi các hướng dẫn viên Hải quân Hoàng gia Úc”, ông Budd viết trong báo cáo. 

Sau khi được huấn luyện kĩ càng, 2 thành viên đội lặn đã xuống “hố không đáy” tìm thi thể. Sau nhiều lần lặn, thi thể của Stephen, Christine, Gordon và Bockerman đã được đưa lên bờ. Nguyên nhân tử vong được ghi trong báo cáo là đuối nước. 

Theo Nguyễn Thái - Daily Star (Dân Việt)




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC