Các chuyên gia quân sự đã phân tích nhiều khía cạnh để tìm hiểu nguyên nhân.
Câu hỏi đang được đặt ra đó là tại sao cường kích Su-34 Fullback hiện đại lại hứng chịu tổn thất tương đương một máy bay đã 48 tuổi đó là Su-25 Frogfoot, khi số phi cơ loại này bị hạ cũng chỉ là 22 chiếc.
Chiếc Su-34 đầu tiên bị bắn rơi ngày 28/2/2022. Từ đó đến nay, trung bình mỗi tháng có 1,5 chiếc Su-34 bị bắn hạ. Một con số khá khó chịu đối với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) trong bối cảnh chỉ có 148 chiếc Su-34 được sản xuất hàng loạt.
Điều này nghĩa là khoảng 15% số Su-34 xuất xưởng đã bị bắn rơi. Ngoài ra cần nhấn mạnh 148 chiếc Fullback được phân bổ cho cả Không quân và Hải quân Nga. Điều gì dẫn đến tổn thất lớn như vậy?
Một số chuyên gia và chuyên gia quân sự ngay lập tức nhấn mạnh khả năng không tàng hình của Su-34, nhưng đó không phải là lý do khiến nó thường xuyên bị bắn hạ.
Su-25 cũng không tàng hình nhưng tổn thất cũng tương đương Su-34. Ngoài ra Su-27 và Su-35 cũng vậy, nhưng Nga chỉ mất tổng cộng 4 chiếc(1 Su-27 và 3 Su-35) kể từ khi bắt đầu chiến sự.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với hai máy bay khác tham gia cuộc không kích là MiG-29 và Su-30 của Nga. Chúng không có khả năng tàng hình nhưng ít tổn thất hơn nhiều so với Su-34. Do vậy, nguyên nhân nằm ở yếu tố khác.
Su-34 hoạt động ở đâu có lẽ đó là một phần của câu trả lời. Trên thực tế, rất khó để chứng minh đường bay của Su-34. Nhưng theo truyền thông Nga thì chiếc Fullback thường phải hoạt động ở khu vực gần với đối phương.
Điều này có nghĩa là chiếc máy bay sẽ giáp mặt với những hệ thống phòng không và cả tổ hợp tác chiến điện tử (EW) của đối phương.
Không có bằng chứng cho thấy Ukraine sử dụng các hệ thống EW chất lượng. Điều này khiến giới phân tích phải đặt câu hỏi về tính năng của những tổ hợp EW Nga được tích hợp vào Su-34, đây chính là Khibiny.
Nga tuyên bố rằng các trạm gây nhiễu chủ động SAP-14 và SAP-518 tạo ra một lá chắn không thể xuyên thủng. Tuy nhiên những gì diễn ra khiến chúng ta có quyền nghi ngờ về một tuyên bố như vậy.
Theo giới phân tích, một trong những nguyên nhân khiến Su-34 m bị bắn hạ chính xác là sự không chắc chắn xung quanh chất lượng của tổ hợp EW Khibiny.
Hệ thống này không chỉ "bao quát" Su-34 mà còn phải phát hiện từ radar cho đến hệ thống tên lửa phòng không của đối phương từ xa, việc "ôm đồm" quá nhiều chức năng khiến Khibiny trở nên quá tải.
Ngoài ra Su-34 có lẽ là máy bay chiến đấu kém cơ động nhất của Nga trong số "những người anh em thuộc gia đình Flanker", nó không thể so sánh được với Su-27, Su-30 và Su-35 về mức độ linh hoạt.
Su-34 là một máy bay chiến đấu hạng nặng, nó còn nhận vai trò kép, vừa là tiêm kích vừa là cường kích. Tức là nó mang trọng tải lớn hơn nhiều so với những phi cơ khác của Nga.
Hãy tưởng tượng Su-27 - một chiến đấu cơ đáng gờm, cất cánh với trọng lượng tối đa 30 tấn. Bây giờ hãy hình dung Su-34, chỉ số này của nó là 44 tấn, tức là máy bay nặng nề và kém linh hoạt hơn rất nhiều.
Một số chuyên gia đã tuyên bố rằng Su-34 cũng có thể tham gia chiến đấu trên không. Tuy nhiên phần lớn ý kiến không đồng ý như vậy, Su-34 rõ ràng không thể tác chiến trên không hiệu quả như Su-27, Su-30 hay Su-35.
Trọng lượng của Su-34 không cho phép nó sở hữu tốc độ và độ linh hoạt như những "người anh em". Bằng chứng về điều này là dữ liệu cho thấy Fullback đã thua nhiều hơn một trận không chiến trước MiG-29 và Su-27.
Một yếu tố không nên bỏ qua, hoạt động chiến đấu của Su-34 thực tế đang được tiến hành ở độ cao thấp, gần với lực lượng của đối phương. Chiếc Fullback nhiều lần phải hạ độ cao để đòn tấn công của nó trở nên chính xác hơn.
Theo cách này, máy bay không chỉ trở nên dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không tầm ngắn di động mà còn cả các tên lửa vác vai (MANPADS), chẳng hạn như Stinger hay Starstreak
Việc Su-34 Fullback - cường kích hiện đại nhất của Nga bị bắn hạ nhiều là minh chứng cho những thách thức mà loại máy bay này phải đối mặt trong xung đột hiện đại.
Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô