ảnh minh họa
Gây hại cho tiêu hóa
Người Nhật Bản không uống nước khi ăn vì họ tin rằng nó có hại cho hệ tiêu hóa. Nước có tác dụng làm mát, do đó uống vào sẽ làm mất đi hơi ấm của cơ thể nhận được khi ăn. Một số nhà khoa học tin rằng nước làm trung hòa axit dạ dày đã sản xuất cho tiêu hóa, khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để hoàn thành quá trình này.
Hơn nữa nếu vừa ăn vừa uống nước thức ăn sẽ không được nhai kỹ, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, lâu dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi và sẽ gây ra các bệnh về dạ dày. Do vậy, người Nhật không vừa ăn vừa uống mà bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng thức ăn như trái cây, rau củ và súp.
Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng
Uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến nồng độ axit tự nhiên trong dạ dày. Axit dạ dày tiết ra không đủ, kết hợp với việc có nhiều chất lỏng sẽ khiến thức ăn tiêu hóa không hết, tình trạng này dẫn đến các chất béo và các loại dầu thực phẩm bám với nhau, ngăn cản sự hấp thu dưỡng chất.
Khiến bạn bị ợ chua
Uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng khối lượng cho dạ dày và làm tăng áp lực lên nó. Điều này làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn nên có thể dẫn đến các phản ứng phụ, trong đó có ợ chua.
Gây tăng cân
Thói quen uống nước trong khi ăn cơm có thể cản trở hệ tiêu hóa làm việc. Khi cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn đủ tốt, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo, khiến bạn tăng cân. Uống nước trong bữa ăn còn có thể làm hàm lượng insulin bị dao động mạnh, dẫn đến tăng khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.
Do đó các chuyên gia đưa ra một số cách để tránh uống nước trong bữa ăn:
-Ăn nhạt: Tiêu thụ nhiều muối khiến bạn cảm thấy khát, tốt hơn hết bạn nên hạn chế cho muối trong quá trình chế biến thực phẩm.
-Nhai kỹ thức ăn: Thức ăn được nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn, từ đó làm giảm nhu cầu uống nước.
-Uống nước trước bữa ăn 30 phút: Đây là cách hiệu quả nhất để cơ thể vừa đủ nước lại giúp bạn cảm thấy no hơn , từ đó tiêu thụ ít calo hơn.
Theo NĐT