Lúc giận, mẹ chồng Bắc không văng tục như người miền Nam mà nói những lời vừa thâm lại vừa cay. Bà nói mình: “Đừng tưởng cứ nói giọng Nam là người Sài Gòn. Mày cũng chỉ là một đứa tỉnh lẻ trơ tráo mặt dày như cái đặc sản xứ mày” (Quê mình nổi tiếng bánh tráng phơi sương).
Trên đời này mình không muốn ghét cũng không bao giờ có ý định ghét ai. Vậy mà giờ mình lại thấy ghét má chồng mình khủng khiếp. Giống như mình với má chồng có mối thâm thù từ kiếp trước vậy.
Mình là người Tây Ninh nhưng đã sống ở Sài Gòn hơn 10 năm. Chồng mình lại là người Bắc Giang. Gia đình anh chỉ mới chuyển vào đây được 3 năm (anh đi làm và có tiền mua được nhà). Bản thân chồng mình cũng sống ở đất Sài Gòn lâu như mình.
Mình chịu lấy anh vì nhìn bên ngoài, anh hiền mà nghiêm túc chững chạc khác xa con trai miền Nam. Nhưng chỉ đến khi về nhà chồng, mình mới hết hồn vì má anh là “thú dữ” thứ thiệt. Tiếc là lúc chưa cưới, mình không tiếp xúc nhiều với bả nên chưa nhận ra được nét tính cách xấu tính nào của bà. Vì thế mà ở nhà chồng mình, mâu thuẫn mẹ chồng con dâu cứ dần trở nên nghiêm trọng hơn.
Mình và mẹ chồng hục hặc nhau từ những chuyện bé xíu. Nếu người phụ nữ nào không phải sống nửa nạc nửa mỡ nửa dâu Nam nửa dâu Bắc như mình thì sẽ nghĩ mìnhnói xạo.
Mình biết người miền Bắc thích lễ nghĩa, trọng lời ăn tiếng nói nên mình cố hết sức để làm một cô dâu nhu mì nết na. Nhưng có cố gắng làm gì đi nữa má chồng vẫn gắn cho mình cái mác “chẳng ra gì”.
Trước hết là mâu thuẫn nhỏ nhặt về giọng nói. Mình và má chồng phải mất cả vài tháng trời mới có thể hiểu gần hết những gì người kia nói với điều kiện phải nói vừa chậm vừa rõ. Mình là dâu mới nên rất chịu khó học ăn học nói. Nhưng buồn một nỗi là má chồng quá khó chịu.
Cái gì bà đã nói một lần mà mình nghe không hiểu thì không bao giờ bả nói lại lần thứ hai. Hỏi lại thì bả la quá trời. Nhưng cứ đến lúc làm sai thì má chồng còn la dữ hơn.
Chuyện đó lặp tới lặp lui làm mình sợ phải ở nhà một mình với má chồng. Lúc nào không có chồng ở bên là mình lại nơm nớp. Giọng chồng mình nhẹ lại dùng toàn phương ngữ miền Nam nên lúc đầu mình không nghĩ chuyện này lại khó đến vậy.
Mình quen miệng gọi ba má, bà bắt mình sửa thành bố mẹ. Vì ban đầu gượng gạo, mình cũng có lúc quên. Những lúc như vậy má chồng không sửa ngay cho mà chỉ quay lưng bỏ đi không thèm nói chuyện nữa. Trước mặt người khác mẹ chồng cũng làm vậy khiến mình quê bao lần. Nhưng cho tới lúc đó mình vẫn chưa ghét má chồng.
Mình biết người miền Bắc thích lễ nghĩa, trọng lời ăn tiếng nói nên mình cố hết sức để làm một cô dâu nhu mì nết na. Nhưng có cố gắng làm gì đi nữa má chồng vẫn gắn cho mình cái mác “chẳng ra gì”.
Má chồng mình rất lạ, cái gì cũng tính ra tiền. Mình nói chở má đi chơi, đi mua sắm, bà không chịu. Mua đồ ăn ngon mặt bà cũng làu bàu. Nhưng cho tiền thì má chồng tươi tỉnh ngay lập tức.
Thật tình mình không tiếc tiền. Nhưng với mình tiền là phải tiêu, sống là phải hưởng chứ chết cũng đâu mang theo được. Mình nghĩ là hồi trẻ má cực quá nên giờ thấy đồng tiền to.
Rồi vụ má chồng cứ chê mình nói nhiều, vụng nấu ăn, không ý tứ. Mình cảm giác vấn đề không phải là mình làm sai điều gì mà ở chỗ bả ghét mình sẵn từ trước. Mình làm gì bà cũng gây khó khăn.
Ở nhà chồng, việc gì mình làm thì bà sẽ làm lại việc đó. Mình mới rửa chén úp lên chưa ráo nước thì bà đã đem đi rửa lại. Bà cố tình mạnh tay, khua chén bát loảng xoảng để dằn mặt mình. Mình hớt hải chạy tới hỏi “Con rửa chưa sạch hả má?” thì bả cũng không trả lời.
Chẳng thà má cứ la mình vài câu, chứ làm vậy mình stress lắm. Có lần chịu không nổi, bà mắng mình, mình cũng nói lại. Mình nói “Má chê con thì để con thuê giúp việc hoặc má cứ tự làm luôn cho vừa ý má”.
Vậy là mẹ chồng mình nổi điên. Bà nhảy vào tát mình một cái cháy má . Vừa tát, bà vừa la lớn: “Con dâu Nam đứa nào cũng mất dạy và hỗn hào như mày sao?”.
Lúc giận, mẹ chồng mình không văng tục như người miền Nam mà nói những lời vừa thâm lại vừa cay. Bà nói mình: “Đừng tưởng cứ nói giọng Nam là người Sài Gòn. Mày cũng chỉ là một đứa tỉnh lẻ trơ tráo mặt dày như cái đặc sản xứ mày” (Quê mình nổi tiếng bánh tráng phơi sương). Khi nghe má chồng nói vậy, phải mất mấy phút mình mới hiểu ra ý nghĩa câu nói của bà.
Mình không giống má chồng, có giận hờn nói hoặc cãi lại vài câu rồi sẽ quên. Còn bà thì thù dai, bà ghét gì thì giữ trong lòng. Vì giữ quá nhiều chuyện như thế nên giờ bả mới được dịp bùng nổ xúc phạm con dâu như thế.
Sau chuyện này, tình thương và lòng kiên nhẫn của mình dành cho má chồng cũng hết. Mình không thể vô tư, vô tâm mà rộng lượng với bả mãi được. Trước giờ bả chưa một lần coi trọng và cư xử nhẹ nhàng với mình cho dù mình đã dốc công sức và tiền bạc để lấy lòng bà. Mình đi làm dâu chứ đâu rảnh hơi chạy theo van xin được người khác yêu thương?
Lấy chồng chưa tới hai năm, con cái cũng chưa có nhưng có thể nói cuộc sống của mình ở nhà chồng đã hoàn toàn thất bại. Đôi lúc bực má chồng mà mình giận lây cả chồng. Mình giận vì anh luôn trốn tránh để khỏi bị đứng giữa hai người phụ nữ. Chưa kể, với má chồng tắc quái như vậy, chồng mình có muốn xen vào mối quan hệ này cũng không xen được. Thành ra đây chỉ là một cuộc chiến ngấm ngầm không hồi kết và không ai có thể can thiệp giữa mình và má chồng.
Mình không dám có tư tưởng Nam-Bắc. Nhưng bà thường miệt thị khiến mình không thể vô tư coi như không có chuyện gì. Mình đã luôn cố hàn gắn những khác biệt hai người thì bà chỉ chực chờ bới lông tìm vết.
Những điều bà nói tất nhiên cũng có cơ sở, nhưng như vậy là quá thành kiến. Bà nói trong nhà này, chỉ mỗi mình là người dưng nước lã. Điều đó đúng nhưng vẫn khiến mình chới với và hụt hẫng không tả được. Đôi lúc không chỉ bản thân mình bị tổn thương mà đó còn là lòng tự trọng của một giọng nói, một vùng miền khác mẹ chồng.
Ý định ly hôn cũng xuất hiện trong đầu mình từ đấy. Vấn đề là kết thúc như vậy thì quá oan uổng cho tình cảm vợ chồng. Nhưng mình biết, chồng mình là người rất hiếu thảo, đã chịu khó làm ăn và xây nhà mời má chồng từ Bắc vào sinh sống thì nếu có phải chọn một người phải ra khỏi nhà, người đó chỉ có thể là mình chứ không ai khác.
Vì yêu chồng mình đã nghĩ ly hôn chỉ có thể là giải pháp sau cùng. Nhưng mình phải làm sao đây khi đã hoàn toàn bất lực và từ bỏ những nỗ lực hòa hợp với má chồng Bắc? Có phải bi kịch của mình là vừa phải làm một nàng dâu không được yêu quý vừa phải nhận những cú sốc và xung đột văn hóa quá nặng nề hay con dâu Nam, mẹ chồng Bắc từ lâu đã là mối thâm thù cửu hận mà chỉ do mình không biết thôi?
Theo Tri thức trẻ.