01
Hôm qua là lễ khai giảng năm học mới. Vậy là từ tháng 8 năm 2017 đến nay, Thanh đã làm mẹ toàn thời gian trong 5 năm.
5 năm nay, chua ngọt đắng cay đều có, cũng may, cô và chồng luôn rất kiên định.
5 năm trước, vào ngày 2 tháng 8, Thanh nhớ rất rõ bởi vì ngày hôm đó, cô phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn.
Hôm đó Thanh đi làm về, thấy sắc mặt của mẹ chồng không tốt. Bà nói mẹ chồng của cô em chồng đột nhiên bị bệnh nặng, còn em chồng tháng sau sẽ sinh. Thanh đối với cô em chồng này khá thân thiết, nếu cô ấy cần thì tất nhiên Thanh sẽ không ngại giúp.
Ý của mẹ chồng là con gái Thanh đã qua 1 tuổi và Thanh đã cắt sữa cho con nên bà có thể mang về nhà chăm. Như vậy thì Thanh sẽ rảnh tay để giúp chăm em chồng ở cữ. Khi con gái Thanh được 3 tuổi, Thanh có thể đón con về nhà. Nếu khi đó, vợ chồng Thanh vẫn bận rộn với công việc, có thể cho con gái học mẫu giáo ở dưới quê. Mẹ chồng vẫn sẽ giúp đưa đón .
Mà trước mắt em chồng lâm vào khốn cảnh như vậy, Thanh và chồng cũng không có cách nào khoanh tay đứng nhìn. Chỉ là, mẹ chồng muốn đưa con gái về quê, Thanh tuyệt đối không thể đồng ý.
Bản thân Thanh là một đứa trẻ lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của ông bà nội. Trong khi con cái nhà khác, tan học đều là cha mẹ đưa đón, rất vui vẻ, hạnh phúc, thì Thanh lại chỉ có ông bà nội, trong lòng cảm giác rất mất mát.
Ông bà đối xử rất tốt với Thanh, đặc biệt là bà nội coi cô như bảo bối. Nhưng bởi vì không có bố mẹ ở bên cạnh trong 1 thời gian mà Thanh rất tự ti. Hơn nữa sau khi lớn lên, đối với mẹ ruột rất không thân thiết. Giữa hai mẹ con luôn có khoảng cách, ở cùng một chỗ đôi khi không biết nói gì với nhau.
Vì vậy, lần này Thanh không thể nghe lời mẹ chồng. Cô cũng sẽ không yêu cầu mẹ ruột giúp. Thứ nhất như đã nói ở trên, hai người chưa từng ở chung quá 1 tuần, thứ 2 là bà còn đang giúp chăm con của anh trai Thanh.
02
Thanh nói ý kiến của mình với chồng. Ý của cô rất rõ ràng, đó là không muốn cho con về ở với mẹ chồng.
Từ nơi vợ chồng Thanh đang ở về quê chồng phải đi mất gần 5 tiếng lái xe. Nếu cho con gái về quê sống, một tháng nhiều nhất họ cũng chỉ có thể về thăm con 2 lần. Bình thường cũng sẽ không hỏi han được nhiều thì con bé mới chỉ biết nói bập bẹ nên trong lòng rất bất an.
Chồng Thanh đấu tranh tư tưởng. Anh ấy cùng em gái cũng giống Thanh, từ nhỏ đã không được gần cha mẹ. Loại tư vị này, người khác không hiểu, chồng Thanh hiểu.
Vợ chồng Thanh ban đầu nghĩ đến sẽ thuê một người trông trẻ. Nhưng sau khi nghĩ lại, họ vẫn cảm thấy không yên tâm. Thanh ngập ngừng nói với chồng: “Hay là em xin nghỉ việc?” Họ luôn lo lắng về việc giao con cho người khác, vậy thì chi bằng tự mình làm điều đó.
Chồng Thanh hỏi cô: “Vậy công việc hiện tại của em thì sao?”
Vào thời điểm đó, Thanh đang ở giai đoạn quan trọng của việc thăng chức. Nếu được thăng chức, cô sẽ nhận được khoản tiền lương hàng năm rất đáng kể. Hơn nữa, để có được vì vị trí đó, Thanh đã cố gắng quá lâu.
Một bên là công việc yêu thích, vị trí nắm trong tầm tay, một bên là con gái, Thanh nên chọn như thế nào?
Cuối cùng, Thanh quyết định chọn con gái mình. Bởi vì thời thơ ấu của đứa trẻ chỉ có một lần, quá khứ không thể đến một lần nữa. Mà công việc của Thanh, mất đi vẫn có thể tìm lại. Việc thăng chức, chỉ cần cố gắng thì sớm muộn gì cũng sẽ được.
Trong thực tế, khi đó, tiền lương hàng tháng của Thanh là 20 triệu, chồng cô khoảng 22 triệu, lớn hơn Thanh 1 chút.
Sau một đêm thảo luận, ngày hôm sau, vợ chồng Thanh nói với mẹ chồng quyết định của mình. Mẹ chồng nghe xong thực sự không muốn, bởi bà biết lương của Thanh khá cao, quan trọng là, nếu cô nghỉ việc, áp lực nuôi gia đình của chồng cô rất lớn. Dù không muốn nhưng Thanh cũng không còn cách nào khác. Cô mất 1 ngày để bàn giao công việc và trở thành bà nội trợ toàn thời gian.
Mẹ chồng sau đó giận dỗi bỏ đi, bà cảm thấy Thanh quá tùy tiện. Nhưng mẹ chồng so với mẹ Thanh còn thông tình đạt lý hơn một chút. Mẹ Thanh mỗi lần ở một chỗ cùng con gái sẽ không nói được 2 câu, luôn giáo huấn, chỉ trích cô.
Mẹ chồng so với mẹ Thanh dịu dàng hơn. Tuy rằng bà từ trẻ cũng không ở bên cạnh chồng, nhưng bà vẫn luôn muốn bù đắp tình cảm cho các con, đa phần sẽ nguyện ý nghe ý kiến của các con. Vì vậy, nhìn chung mối quan hệ của Thanh với mẹ chồng tương đối tốt.
Chỉ là, trong chuyện nuôi con, Thanh không muốn thỏa hiệp. Vợ chồng cô đã trải qua nỗi đau, không muốn con gái cũng phải nếm trải điều tương tự. Nếu không, mọi cố gắng để cho con có cuộc sống tốt hơn chẳng phải sẽ vô ích sao?
Trong hôn nhân, vợ chồng cần thống nhất trong việc nuôi dạy con cái, bởi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui được làm cha mẹ. Khi có sự thống nhất này, hôn nhân sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có, gia đình sẽ hạnh phúc hơn.
Theo V.A - Vietnamnet