Đăng ký việc nhận con đẻ cho người nước ngoàiHỏi:Tôi là công dân Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tôi có quan hệ với một người phụ nữ Việt Nam đã có chồng và làm cho cô ấy đang có thai, khi cô ấy mang thai tôi đã nghĩ đứa con trong bụng là con của tôi.

Khi cháu được sinh ra thì tôi dám khẳng định đứa trẻ đó là con của tôi, vợ chồng cô ấy cũng không phủ nhận điều này. Vậy xin hỏi tôi có thể nhận lại con đẻ của mình không? Tôi phải chuẩn bị những tài liệu nào? Thời hạn giải quyết mất bao nhiêu lâu?

Trả lời:

Việc nhận cha – con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài (Nghị định 68).

Theo Nghị định 68 thì việc nhận cha – con chỉ có thể được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp (Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68). Như vậy, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể nhận cha – con với trẻ Việt Nam.

Do bạn đang thường trú tại Việt Nam nên bạn tiến hành lập một bộ hồ sơ xin nhận cha - con để nộp trực tiếp cho Sở Tư pháp nơi thường trú của trẻ Việt Nam. Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 68 thì bạn phải chuẩn bị các tài liệu, cụ thể như sau:

1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);

2.Bản sao CMTND (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha - con;

3.Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là cha - con;

4. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha – con (như Giấy giám định AND...);

5. Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha – con.

Thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm 20 ngày.

Luật sư Phạm Công Hải

Dat Cau Hoi




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC