Câu hỏi:

Tôi sinh năm 1975. Đã li hôn và hiện nuôi 2 con nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi. Tôi đã tìm hiểu 1 người Đức gần 3 năm. Chúng tôi đã nộp hồ sơ DKKH ở bên Đức từ 27/09/2012. ĐSQ Đức cũng đã xuống nhà tôi xác minh hồi đầu tháng 1/2013.

 duc

Trong tháng này (tôi hi vọng thế vì họ nói trong vòng 4 đến 6 tháng) tôi sẽ qua Đức một mình để hoàn thành thủ tục DKKH.

Điều tôi băn khoăn là việc bảo lãnh 2 đứa con riêng của tôi sang Đức. Tôi không biết phải nên làm thế nào để đưa được tụi nhỏ qua cùng tôi càng sớm càng tốt. Theo tôi tìm hiểu thì sau khi DKKH tôi sẽ làm thủ tục nhập hộ khẩu với chồng mới và được thẻ tạm trú 3 năm.

Tôi muốn sau đó sẽ tiến hành thủ tục bảo lãnh 2 đứa con riêng sang đoàn tụ luôn.

Tôi có thắc mắc muốn hỏi là vì tôi vừa mới sang nên chưa có công ăn việc làm vậy tôi có thể tiến hành thủ tục xin đoàn tụ cho con tôi liền được không. Chồng mới và chồng cũ của tôi cũng đồng ý đưa 2 đứa nhỏ sang. Liệu chồng mới của tôi có thể bảo lãnh để tôi đưa con tôi qua không ?

- Nếu 2 đứa nhỏ được đoàn tụ theo mẹ dưới sự bảo lãnh của người chồng Đức thì tụi nhỏ có được hưởng những ưu đãi gì từ chính phủ Đức không ạ ( vd như BHYT, tiền trẻ, tiền học phí ...)? Hay tụi tôi phải lo cho nó từ A tới Z ???

Tôi cũng xin nói thêm ảnh cũng đã có 2 con với người vợ trước giờ đang ở với mẹ, 22t và 17t.

Công việc, nhà cửa ổn định. Ảnh là giáo sư của Viện nghiên cứu. Hiện nay lương của ảnh trừ thuế còn lại gần 4000 euro. Nhà thì diện tích là 135m2 chưa kể vườn và garage.

Tôi cũng đã có bằng A1 rồi nhưng lâu quá, chắc được 1 năm rồi không biết có còn sử dụng được không hay phải thi lại.

Tôi có những băn khoăn chỉ mong đưa các con tôi qua càng sớm càng tốt chứ đợi khi tôi đi học xong b1 rồi có công ăn việc làm thì lâu quá. Hiện giờ tôi đang nuôi 2 cháu nên tôi chỉ có thể xa các cháu trong khoảng thời gian ngắn thôi. Rất mong nhận được lời tư vấn của TINTUCVIETDUC.DE.

Xin cảm ơn và chức sức khỏe!

Trả lời

- Theo điều 32 phần 3 bộ luật lưu trú ngoại kiều Đức (AufenthG), chị có thể đón hai cháu sang bên Đức sinh sống nếu chị (sau khi đã ở Đức) có toàn quyền quyết định về các cháu (alleiniges Sorgerecht) hoặc cả chị và bố của các cháu đều sống ở Đức.

- Trong tường hợp bố của các cháu vẫn còn sống ở VN thì hiện nay tòa án Hành chính tối cao của Đức đang chưa phân xử rõ nếu bố mẹ của các cháu đồng ý cho các cháu sang Đức thì điều luật này (§32 phần 3) có được vận dụng không.

- Thời gian hiện nay các sở ngoại kiều và bộ ngoại giao Đức chỉ áp dụng theo điều 32 phần 4 bộ luật lưu trú ngoại kiều Đức (AufenthG) nếu bố của các cháu vẫn còn sống ở VN.

Như vậy chị phải chứng minh được rằng nếu các cháu không được sang Đức sẽ không có người chăm sóc và các cháu bị bỏ bê tha và bị ảnh hưởng xấu đến đời sống của các cháu. Tuy nhiên, để chứng minh được điều này là rất khó vì theo luật VN, bố các cháu và cả gia đình nội ngoại điều phải chăm sác các cháu.

Chị nên nói ngay với ĐSQ là anh chị có ý định đưa hai cháu đi cùng,sau khi đã làm thủ tục đám cưới xong.

Sau đó chị cũng nên làm đơn xin các cháu đi ngay. Nhưng vì tòa án hành chính tối cao của Đức chưa có quyết định rõ ràng nên tôi khuyên chị nên thuê một LS có kinh nghiệm trong lĩnh vực này ngay từ đầu (sau khi chị sang Đức) để họ tư vấn tỉ mỉ kỹ càng hơn và tránh những bất lợi khó có thể sửa chữa.

Còn về việc chế độ sau khi các cháu sang: 

Nếu các cháu của chị được sang Đức theo diện đoàn tụ với mẹ thì cũng sẽ được hưởng chế độ xã hội ở Đức.

Các cháu sẽ được BHYT gia đình nếu như chồng của chị tại Đức có BHYT xã hội của nhà nước theo § 10 phần 1 của bộ luật xă hội số 10; còn nếu anh ấy đóng bảo hiểm cá nhân (Privatversicherung) thi cả chị Hương + các cháu con chị ấy điều không được ăn theo.

Các chế độ xã hội khác, thì theo chế độ hiện nay, các cháu cũng được hưởng.

Luật sư Nguyễn Thu Hà - tại Darmstadt

Luật sư cộng tác của  TINTUCVIETDUC.DE




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC