Có nhiều bạn quan tâm tới việc đưa theo gia đình sang trong thời gian đi học tại Đức. Dưới đây là một vài ý kiến của một bạn đã đón vợ và con trong thời gian làm nghiên cứu tại Đức
Câu hỏi của một bạn gửi cho chúng tôi như sau:
Thưa các bạn hiện mình đang chuẩn bị đi du học tại Đức theo diện học bổng 911 (888eu) và đang học tiếng đức tại trung tâm Việt Đức theo chương trình hỗ trợ của DAAD (cái này ko biết sang bên kia có hỗ trợ gì thêm ko).
Mình đang có một số vấn đề chưa được biết về việc đưa chồng và 2 con (đứa lớn sinh năm 2007 – 8 tuổi và đứa nhỏ sinh năm 2012 – 3 t uổi, chồng mình sn 1979 năm nay 36 tuổi, mình sn 1980 năm nay 35 tuổi) mong các bạn trả lời giùm mình một số cầu hỏi để mình được biết thêm và yên tâm hơn.
- Câu hỏi 1: mình muốn khi đi du học đưa chồng và 2 đứa con đi sang trong suốt thời gian du học có được không? có đi được cùng 1 lúc không?
Nếu được thì phải chứng minh tài chính bao nhiêu (gồm cả chồng và 2 đứa nhỏ) và làm ntn?
Gồm những điều kiện nào để đc đi cùng 1 lúc. Nếu ko đi đc cùng 1 lúc thì sau bao nhiêu time có thể đi được? - Câu hỏi 2: nếu chồng mình đc đi sang theo mình thì có được đi làm không?
Có được đi học không?
Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn!
Trả lời
{tab Trả lời Câu hỏi 1}
Đón được hết bao nhiêu chồng bao nhiêu con cũng được. Đi lúc nào cũng được, cùng nhau cũng được mà đón sau cũng được. Tí ta sẽ phân tích thuận lợi và khó khắn của từng trường hợp.
Trường hợp 1: chị sang trước và đón chồng con sang sau.
Trường họp này thì lúc đi chị làm hồ sơ đi Đức bình thường như mọi người khác. Sang đến nơi, chị phải thuê nhà đủ diện tích cho 4 người tầm 45-50m2, có 3 phòng và có phòng riêng cho trẻ em. Yêu cầu của tuỳ bang nên đến nơi phải hỏi. Nhưng thông thường họ chỉ nhìn diện tích.
Đến thủ tục ngân hàng, vì đằng nào lúc sang chị cũng phải mở tài khoản ngân hàng, thì trên cùng tài khoản ấy chị mở thêm một cái tài khoản phong tỏa sperrkonto (Block account), gửi vào đấy số tiền bảo lãnh (thường mọi người mở cái spare Konto này cho anh, nhưng lúc này anh chưa sang nên ko dại gì làm cho anh cho phức tạp thêm).
Về số tiền phải gửi. Quy định thông thường người lớn tầm 7-8000€/1 năm, trẻ em bằng nửa số ấy. Chị nên đến thẳng sở ngoại kiều sở tại, cầm thêm tờ học bổng của mình để họ tính toán cụ thể (đoán tầm 9-12.000 có thể cũng không đến, lí do là học bổng chị bù sang).
Sau khi tính toán thì họ sẽ cấp cho 1 cái giấy để ra ngân hàng làm tài khoản phong tỏa, mất phí ngân hàng 50e, sau đó cầm giấy xác nhận tiền quay trở lại sở ngoại kiều họ cấp cho giấy bảo lãnh (phí khoảng 25€). Đấy là 2 cái chính chị phải làm.
Ngoài ra chị xin thêm cái giấy mời, hoăc giấy đón con nhờ giáo sư kí hỗ trợ. Sau đó nộp ra sở ngoại kiều, họ xét hồ sơ xem thủ tiền và đủ diện tích chưa. Đủ hết các tiêu chuẩn họ cho tờ giấy và cộp cái dấu để chị gửi về. Hồ sơ gửi về gồm rất nhiều thứ loằng ngoằng, một bộ công chứng gom hợp đồng nhà, giấy xác nhận của sở ngoại kiều, in cái kontozug chứa thông tin số tiền đang có, toàn bộ hồ sơ cá nhân của chi ấy gồm visa hộ chiếu học bổng, tờ đơn xin đón chồng và con, trong đó phải ghi rõ đồng ý cho chồng đưa 2 con là gì đi đâu, khi đó họ mới cho các cháu xuất cảnh.
Thư viết bằng cả tiếng anh và tiếng việt, có tiếng Đức càng tốt. Ngoài ra còn các thủ tục ở nhà xin visa cho anh và con cũng phức tạp ko kém. Tất cả giấy kêt hôn và giấy khai sinh phải chứng thực chữ kí lãnh sự sau đó mới photo công chứng được. Sau đó nộp hồ sơ theo hướng dẫn trên trang web.
Vì lúc mới sang, chị còn làm thủ tục cá nhân, tìm nhà mất tầm 1-3 tháng nên nhanh thì 6-12 tháng có visa cho chồng và con. Vì vậy khuyên chị là nên làm tất cả cùng đi cùng nhau.
Trong trường hợp không có học bổng, các tốt nhất là mở sổ tiết kiệm ở Việt Nam và có sẵn trong đó từ 10000€ trở lên là thường không có vấn đề gì khó khăn.
Trường hợp 2: đi cùng nhau
điểm bất lợi là chị lâu đi hơn, không biết có bị rằng buộc thời gian phải sang ko, còn nếu ko thì cứ từ từ mà làm theo cái này, phức tạp lúc đầu, nhưng cả gia đình đi vẫn yên tâm hơn. Đầu tiên chị phải viết thư điện tử cho đsq Đức ở việt nam, nêu lí do đi học và đón con. Có bao nhiêu tiền học bổng, hỏi họ phải cần bao nhiêu tiền trong konto (cái này cũng khó vì thường họ ko trả lời mà ghi rất chung chung là mời anh chị tìm hiểu kĩ trên website hướng dẫn).
Sau đó làm hồ sơ mở tài khoản ngân hàng. Đến đấy hỏi lại người ta cần gửi bao nhiêu tiền, khi đó chắc chắn họ trả lời. Gửi tiền vào tài khoản. Đi làm visa. Thường thì đi kiểu này rủi ro bị từ chối visa cũng cao, vì vậy nên hỏi họ có phải đặt cọc gì không, bảng lương của anh, giấy tờ nhà. Với trường hợp này, xin nhờ các bạn có kinh nghiệm hơn tư vấn ở dưới.
{tab Trả lời Câu hỏi 2}
Đi theo dạng đoàn tụ này thì vợ/chồng chỉ ở nhà chăm con thôi. Vì lúc xin đi đoàn tụ đã chứng minh nhà có đủ tiền sống, và lo cho cuộc sống nên sở ngoại kiều cũng không cấp cho giấy phép đi làm luôn.
Trừ trường hợp ký hợp đồng làm thêm cho GS thì khi đó chồng hoặc vợ sẽ được ăn theo, và có thể xin giấy phép làm việc. Không được đi học các khóa học chính thức và dài hạn lấy bằng cấp, còn các khóa học ngắn hạn như kiểu học tiếng thì chắc là được.
Cũng xin tư vấn thêm là ở Đức có những chính sách rất tốt hỗ trợ cho người thất nghiệp và các hộ gia đình có mức thu nhập dưới trung bình, một số gợi ý cho chị và chồng chị khi sang
- Bảo hiểm gia đình sẽ rẻ hơn, tức là mua gói cả nhà, không phải mua cho từng cá nhân riêng biệt. Sẽ chỉ bị tính số tiền bảo hiểm theo lương của chị (dĩ nhiên chỉ có bảo hiểm công, bảo hiểm tư phải mua cho từng người).
- Xin trợ cấp tiền học ở nhà trẻ và trường học cho 2 con chị, nên hỏi người của thành phố nơi chị đến ở chỗ nào. (Trẻ con không sinh ra tại Đức và bố mẹ không làm việc ăn lương của Đức, thì khoản này thường khó, và gần như không có)
- Nên thuê nhà kí túc, vì trong kí túc sẽ có một số tổ chức hỗ trợ tiền nhà cho sinh viên nước ngoài thu nhập thấp. (Phía Đông Đức cũ thì làm được điều này, phía Nam nhà khan hiếm chắc không theo cách này được)
- Nhờ giáo sư trợ giúp về mặt tài chính, họ có nhiều công việc đơn giản để tăng thu cho chị từ 100-400euro/1 tháng (dưới mức đóng thuế).
{/tabs}
Trên đây là một số tư vấn hết sức chung chung, lí do vì mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, mỗi bang và sở ngoại kiều lại có quy định riêng, nên chị cần đến hỏi trực tiếp các nơi để hỏi cụ thể. Mọi tư vấn ở đây chỉ mang tính chất tham khảo
Một lần nữa chúc chị và gia đình mạnh khỏe và sớm đặt chân tới trời Âu.
Nguồn: Báo Du học Đức