Trong khi bố mẹ người Việt ôm ấp, bao bọc khi trẻ được 4 tuổi thì phụ huynh người Đức lại chọn cách để con một mình đến trường, đi chơi hay tham gia các hoạt động bổ ích khác.

Thói quen này sẽ đem lại lợi ích hay hạn chế nhất định cho ác con khi lớn lên.

Cách người Đức dạy trẻ tự lập là đây - 0

Bố mẹ Đức luôn cho con tự mình khám phá thế giới

Trong mọi kỹ năng sống thì tự lập được xem là bí quyết quan trọng nhất để trẻ nhỏ tồn tại. Người Đức đặc biệt coi trọng vấn đề này trong khi dạy dỗ con cái.

Tuy nhiên, với người Á Đông, nhất là người Việt, tự lập chỉ là khái niệm xuất hiện khi con học hết Trung học phổ thông tức là đủ 18 tuổi.

Thậm chí, phụ huynh còn cho rằng "con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con", không cho con quyền được "lớn".

Người Đức dạy con tự lập bằng nhiều cách khác nhau. Điển hình có thể kể ra những hoạt động phổ biến nhất như:

  • Hãy để con tự đi học hay đi đến những nơi trẻ thích.
  • Để trẻ học được cách yêu thương người khác từ việc yêu thương những loài động vật nhỏ mà trẻ nhìn thấy trên đường đi học, đi chơi.
  • Cho phép trẻ tự nuôi nấng, chăm sóc những động vật nhỏ để trẻ tự mình hiểu ra tình yêu thương mà trẻ đang được nhận lại từ bố mẹ và người thân xung quanh để biết cách trân trọng cuộc sống hiện tại.
  • Bài học về việc giúp đỡ người khác và chống lại bạo lực luôn là bài học đầu tiên mà trẻ em ở Đức được bố mẹ dạy.
  • Cho con chơi nhiều hơn học, học chỉ nhằm mục đích bổ sung kiến thức bên ngoài, để trẻ phát triển tự nhiên, tự mình khám phá xung quanh bằng đôi mắt và cái nhìn của trẻ.
  • Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài như cắm trại, hoạt động tập thể, chơi đùa...thoải mái, tự nhiên.
  • Kết quả học tập không quyết định tương lai của con, điểm số thấp không quan trọng với bố mẹ ở Đức.

Theo thông tin trên báo Phụ nữ có thêm rằng: trẻ em người Đức từ đủ 3 tuổi sẽ được đến thăm những địa điểm như:

  • đồn cảnh sát,
  • vườn hoa,
  • công viên,
  • nơi công cộng...

Các con ở đây chỉ cần ở nhà khoảng 4.000 giờ chứ không giống như trẻ em Việt Nam ngồi chơi trong nhà cả ngày, cả đêm.

Đặc biệt ở đất nước này, nạn bắt cóc rất hiếm khi xảy ra nên trẻ có thể ra đường di chuyển từ nhà tới trường, nhà bạn bè, người thân mà không lo bị bắt cóc, nguy hiểm.

Tuy nhiên, bố mẹ vẫn luôn theo sát từng chặng đường của trẻ chứ không phải bỏ bê.

Theo DULICHDUC.DE




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC