Học mẹ Đức cách dạy con tính độc lập, bài viết sau đây của một bà mẹ từng sống và làm việc tại Đức trong 4 năm.

Nước Đức đã để lại ấn tượng bất ngờ với tôi, nhất là những bà mẹ Đức khi họ dạy cho con mình sống tự lực.

Không giống vẻ tinh tế, thanh lịch của người Pháp, sự nhiệt tình của người Ý, tính hài hước của người Anh, người Đức có thể khiến chúng ta hơi thất vọng về sự lạnh lùng của họ. Người Đức cũng được xem là có lối sống, phong cách làm việc kỷ luật nghiêm ngặt, độc lập và đáng tin cậy.

Đã sống và làm việc tại Đức trong 4 năm, tôi thích đất nước và con người Đức. Đồng thời, tôi cũng học hỏi được ở những bà mẹ này cách dạy con trẻ sự độc lập từ sớm.

Cha mẹ Đức rèn trẻ tính độc lập một cách khéo léo nhưng vô cùng hiệu quả - 0

Trẻ em Đức luôn được dạy sống độc lập từ nhỏ.

Mẹ Đức nghĩ rằng mọi trẻ em đều có ưu và nhược điểm cách phát triển riêng của chúng.

Vì lý do đó, nếu một đứa trẻ có sự phát triển chậm trong một số kỹ năng, cha mẹ chúng không bao giờ so sánh chúng với những trẻ khác để làm trẻ tự ti và nản lòng.

Cha mẹ Đức dạy cho con cái họ tự làm mọi việc nhỏ, trong khi rất nhiều bà mẹ ở các nước khác cứ luôn ở bên con, bắt trẻ phải làm cái này, không được làm cái kia và thường xuyên la mắng trẻ:

Tránh ra để mẹ còn nấu ăn” hoặc “Ra kia chơi với bố đi, mẹ đang lau nhà”…

Những bà mẹ Đức không bao giờ từ chối những cơ hội cho phép họ dược dạy dỗ con của họ.

Khi các bà mẹ Đức dạy con làm việc gì, các con của họ sẽ đứng xếp hàng bên cạnh và quan sát. Ví dụ, các mẹ Đức sẽ hướng dẫn kèm động viên con mình tham gia làm bánh cùng mẹ.

Mẹ Đức sẽ không nói: “Đừng động vào bột, để mẹ tự làm cho nhanh”.

Các bà mẹ thực sự có thể làm bánh một mình nhanh chóng nhưng con cái họ sẽ không học được bất kỳ điều gì từ cha mẹ, nếu cha mẹ không để trẻ cùng làm.

Vì vậy, khi mẹ Đức giặt quần áo, họ sẽ cho phép con mình tự bỏ quần áo vào máy giặt; khi họ dọn dẹp nhà cửa, họ sẽ cho con mình một chiếc giẻ lau và một khu vực rồi bảo: “Con lau chỗ này đi nhé”…

Trẻ em sẽ học hỏi một cách nhanh chóng và chúng nhớ mọi thứ rất lâu. Do đó, điều mẹ Đức cần làm là hướng dẫn trẻ và để trẻ tự làm những lần sau đó.

Cha mẹ Đức rèn trẻ tính độc lập một cách khéo léo nhưng vô cùng hiệu quả - 1

Cha mẹ Đức dạy cho con cái của họ tính độc lập trong mọi việc ngay từ khi còn nhỏ.

Một điều mà bạn nên học từ mẹ Đức về giáo dục con cái của họ là hãy dạy cho con trẻ ăn uống một cách tự lập và lành mạnh.

Trong khi đa số các bà mẹ phải bế để xúc cho trẻ ăn hoặc là phải chạy theo trẻ lòng vòng đút từng miếng một thì các mẹ Đức áp dụng quy tắc ngay trong bữa ăn đầu tiên của trẻ.

Họ dạy con cái ngồi ăn cùng cha mẹ, các em phải đợi đông đủ mọi thành viên trong nhà rồi mới ăn.

Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bạn thấy một trẻ em Đức 1 tuổi tự ngồi bốc ăn, khi trẻ không dùng được thìa, mẹ Đức sẽ để trẻ tự bốc.

Lúc đầu, trẻ có thể vấy đồ ăn lên cả tai, mũi mình nhưng dần dần, trẻ sẽ biết đưa đồ ăn vào miệng thành thạo.

Cha mẹ Đức rèn trẻ tính độc lập một cách khéo léo nhưng vô cùng hiệu quả - 2

Trẻ em Đức tự ăn phần của mình.

Dạy trẻ theo các quy tắc và độc lập không có nghĩa là buộc trẻ phải tuân thủ mọi yêu cẩu từ cha mẹ. .

Người Đức không dạy con cái họ thành rô bốt hay thiếu tình cảm thời thơ ấu… Cha mẹ Đức có thể đặt ra các tiêu chuẩn nhưng con cái sẽ làm theo cách riêng của chúng với những tiêu chuẩn ấy.

Mẹ Đức sẽ không bao giờ khen con kiểu: “Con là số 1”, “Con mẹ giỏi nhất”… Nếu bạn muốn nuôi dạy con theo phong cách Đức, bạn nên khen trẻ khi nhắc tới thành tích đặc biệt của trẻ, ưu điểm trong tính cách và tinh thần tươi vui của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ dọn xong đồ chơi, việc mà mẹ vừa nhắc trẻ làm trước đó, nếu muốn khuyến khích trẻ, mẹ Đức sẽ nói:

“Mẹ rất vui vì con đã hoàn thành xong nhiệm vụ của con”…

Bên cạnh đó, người Đức tin rằng: một người lịch sự luôn luôn đến đúng giờ.  Vì vậy, ngay khi con còn nhỏ, người Đức đã dạy trẻ phải đúng giờ.

Ví dụ, nếu bố mẹ quyết định có chuyến dã ngoại vào 8 giờ sáng mai thì trẻ sẽ phải đúng giờ.

Đức, không có chuyện bố mẹ làm mọi việc thay con, từ chuẩn bị đồ đạc tới mang vác mọi thứ, còn trẻ đi không.

Trẻ em Đức độ tuổi 2-3 sẽ tự đeo bao lô, mang đồ đạc của chúng, cha mẹ sẽ không làm thay, trừ khi trẻ ốm.

 

Bài và Ảnh của Linh Giang

Nguồn: VIETNAMNET




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC