Không “tán” được những cô gái Đức thì những chàng trai người tị nạn cũng đã được những buổi học miễn phí về xóa bỏ mặc cảm, tự ti để hòa nhập.

 

Đức: Kiếm bộ tiền nhờ...dạy tán gái - 0 Foto: kika.de

Đức: Kiếm bộ tiền nhờ...dạy tán gái - 1

“Phù thủy tình yêu” điển trai Horst Wenzel chuyên tư vấn cho những anh chàng nhút nhát. Ảnh: Facebook nhân vật.

Được mệnh danh là “chuyên gia về tình yêu số Một của Đức”, anh chàng điển trai Horst Wenzel, 28 tuổi, “kiếm bộn” nhờ việc dạy những người đàn ông Đức giàu có nhưng nhút nhát có thể “cưa đổ” một cô gái.

Tổ chức có tên “Đại học Tán tỉnh” (Flirt University) mà Wenzel và một số người bạn là những chuyên gia về tâm lý và giao tiếp lập ra cách đây 5 năm thực sự đã gặt hái thành công với tỷ lệ các cặp đôi nên duyên đạt 2/3.

Đức: Kiếm bộ tiền nhờ...dạy tán gái - 2

Wenzel vô cùng hào hứng với dự án giúp đỡ người tị nạn bằng cách dạy họ lấy lòng phụ nữ nói riêng và người dân Đức nói chung. Ảnh: AP.

Học phí lớp “tán gái” của Wenzel có mức giá khá “trên trời”, thường là từ 1.400 euro cho lớp kèm riêng 1 thầy 1 trò chỉ trong 1 ngày hoặc 4.000 euro cho lớp học theo nhóm.

Thế nhưng “Phù thủy tình yêu” này lại mở lớp dạy miễn phí cho những người tị nạn Syria và Iraq mới tới Đức để họ có thể tìm được một tình yêu ở quê hương mới, đúng như cái tên “How to fall in love in Germany”.

Theo Wenzel, tán tỉnh cũng là một cách hòa nhập nếu không nói là một phần rất lớn trong tiến trình hòa nhập.

Anh hy vọng rằng lớp học “tán gái” miễn phí tại Dortmund (Đức) này có thể khiến những người nhập cư “phải lòng nước Đức”.

Một người Syria trong lớp học của anh chia sẻ: “Một vài phụ nữ Đức khá phân biệt chủng tộc đối với chúng tôi. Họ không biết những người tị nạn suy nghĩ như thế nào và sống ra sao. Một số người có ý nghĩ lệch lạc về chúng tôi.”

 Đức: Kiếm bộ tiền nhờ...dạy tán gái - 3

Hơn cả việc dạy tán gái, Wenzel đang giúp những người tị nạn tìm thấy tình yêu ở nước Đức. Ảnh: AP.

Khó trách phụ nữ Đức bởi hơn 1 năm trước tại Cologne (Đức) xảy ra hàng loạt vụ quấy rối tình dục vào đêm giao thừa, mà thủ phạm là người tị nạn.

Chính vì thế, một bộ phận người dân Đức được cho là chưa thể chấp nhận ý tưởng và dự án của Wenzel bởi làn sóng người tị nạn vào nước này trong vài năm gần đây đang gây ra hậu quả chia rẽ chính trị và xã hội sâu sắc.

Wenzel thậm chí từng bị đe dọa trên facebook vì lớp dạy “tán gái” cho người tị nạn này.

Thế nhưng một số phụ nữ Đức dường như lại tiếp nhận ý tưởng này một cách khác tích cực.

Một phụ nữ ở Dortmund chia sẻ: “Sự tiếp xúc giữa con người, sự chân thành và thật thà, đó mới là quan trọng, tôi chẳng quan tâm anh ấy đến từ Syria hay đâu đó”.

Theo nhiều báo cáo, chỉ trong năm ngoái, khoảng 890.000 người đã nộp đơn xin nhập cư vào Đức và năm nay dự kiến hàng trăm nghìn người sẽ tiếp tục đổ về đây. Nhiều người theo chủ nghĩa cực hữu đã phê phán dự án của Wenzel và tố cáo người tị nạn “không chỉ cướp việc làm mà cả những cô gái của nước Đức”.

Thế nhưng Wenzel tin rằng những người tị nạn cần sự giúp đỡ từ những tương tác cơ bản nhất với thế giới phương Tây.

Anh nói: “Tôi nghĩ họ muốn hòa nhập, tìm việc làm và xây dựng gia đình. Tôi tin rằng chúng ta đều cần nhiều hơn thế để có thể hòa nhập xã hội và kết nối những khác biệt văn hóa. Tôi hy vọng rằng cuối cùng chúng ta sẽ được thấy nhiều tình yêu hơn và ít thù hằn đi”.

Nguồn: VOV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC