Đức là nền kinh tế có GDP lớn nhất châu Âu và lớn thứ 4 trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhu cầu trong nước cao và dân số 81 triệu người làm cho Đức trở thành một thị trường lớn mà mọi công ty đều muốn gia nhập.
1. Sự khác nhau giữa các khu vực
Khi nói về nước Đức, mọi người thường liên tưởng đến các địa danh lớn như Berlin, München, Köln và các thành phố lớn khác.
Tuy nhiên, còn có nhiều khu vực lớn khác rất khác biệt ngoài các thành phố này và thường bị đánh giá thấp.
Thành phần chủ đạo của nền kinh tế Đức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn gọi là công ty ‘Mittelstand’.
Loại hình công ty này có mặt phổ biến trên tất cả 16 vùng của nước Đức hay còn gọi là các tiểu bang (Bundesländer), có nghĩa là các cuộc họp không chỉ được tổ chức ở các thành phố lớn mà rất có thể được tổ chức tại cả các vùng sâu vùng xa.
Hiểu biết đặc điểm cụ thể của từng khu vực mà bạn đang làm việc là cần thiết và chứng tỏ rằng bạn đã nghiêm túc đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu môi trường kinh doanh của đất nước này.
“Các công ty Mittelstand thường cố thủ tại địa phương hoạt động của mình.
Thông thường các công ty loại này đều thuộc sở hữu gia đình và đã trải qua nhiều thế hệ và là một phần không tách rời của cộng đồng địa phương.
Thay vì tìm hiểu nước Đức chung chung, bạn nên tìm hiểu sâu về thế mạnh, đặc điểm của các tiểu bang, vùng, địa phương nơi mà bạn có đối tác hoặc dự định kinh doanh”.
Các bang của Đức đều có trang web riêng và website Thương mại và Đầu tư Đức là một địa chỉ tốt khi bạn cần thông tin chung.
2. Hãy đúng giờ và nên gọi nhau bằng tước hiệu
Người Đức có kỷ luật rất tốt, bạn cần phải đến đúng giờ trong các cuộc họp kinh doanh.
Định nghĩa ‘’đúng giờ” của người Đức rất khác thời gian cao su của người Việt.
Tuy nhiên, cũng không quá nghiêm trọng nếu bạn đến muộn một vài phút, nhưng cần cố gắng tránh việc này.
“Nếu bạn đến họp trễ, bạn nên gọi điện thông báo trước cho đối tác biết, điều này giúp những người tham dự cuộc họp có thể thu xếp lại các cuộc hẹn khác”.
Cũng rất hữu ích nếu tìm hiểu và tạo được ấn tượng đẹp với những người gác cổng hoặc trợ lý lãnh đạo của doanh nghiệp.
Những người này có thể sẽ giúp bạn nhiều cơ hội hay giúp bạn khi cần phải trì hoãn hoặc hủy bỏ một cuộc họp.
Ngoài ra, bạn nên gọi bằng tước hiệu tại các cuộc họp đầu tiên của mình ở Đức.
“Người Đức rất thân thiện và sau đó họ sẽ để bạn gọi họ bằng tên, nhưng với các cuộc họp lần đầu, việc gọi bằng tước hiệu biểu hiện cho sự tôn trọng bằng với ngôn ngữ và văn hóa”.
3. Không nên nói khống
Người Đức thường chú ý vào từ khi bạn nói điều gì đó, vì vậy tốt nhất bạn nên thận trọng và chỉ hứa hẹn những gì bạn biết rằng bạn có thể cung cấp được.
Điều này giúp bạn luôn thực hiện được nhiều hơn cả lời hứa, chứ không phải kết thúc bằng lời xin lỗi vì không đủ cung cấp.
“Trung thực và ngay thẳng là những đức tính được đánh giá cao và mang lại lợi ích cho mối quan hệ lâu dài. Tương tự như vậy các bài thuyết trình nên tập trung vào những sự kiện, công nghệ, chi phí hoặc lợi thế về chất lượng.
Các lãnh đạo doanh nghiệp của Đức thường rất quan tâm đến các chi tiết”.
4. Thuyết trình thực tế
Người Đức đánh giá cao các chi tiết, sự kiện và con số, chứ không phải là thuật ngữ thông dụng và những lời hứa chung chung.
Do đó, bài thuyết trình của bạn nên tập trung vào những lợi thế công nghệ, chi phí và chất lượng.
Thiết kế bài thuyết trình phải gây được sự chú ý và trình bày rõ được những gì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể làm cho họ.
5. Không nên mong chờ một quyết định ngay sau cuộc họp đầu tiên
Các lãnh đạo doanh nghiệp của Đức cần thời gian khi đưa ra quyết định.
Điều này thường là vì họ muốn có thời gian để hiểu đầy đủ những gì bạn cung cấp, kiểm tra sản phẩm của bạn và xây dựng mức độ lòng tin với bạn.
Nhưng bạn nên yên tâm, khi họ cho bạn thời gian thì có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng, vì người Đức không có thói quen lãng phí thời gian nếu họ cảm thấy không có tiềm năng.
“Tốt nhất là phải kiên nhẫn, hy vọng các đối tác kinh doanh quay trở lại với câu hỏi chi tiết hơn sau cuộc họp và chuẩn bị để có các cuộc họp tiếp theo”.
Sau khi đã có một thỏa thuận, hãy làm tất cả mọi thứ bạn có thể để đảm bảo giữ được sự tin tưởng của đối tác và bạn cung cấp trên cả lời hứa của bạn.
Người Đức không muốn hủy và thay đổi nhà cung cấp, vì vậy một khi họ đã tin tưởng bạn, thì họ có thể sẽ đi với bạn một đoạn đường rất dài.
Nguồn: Báo Hội Nhập