Món ăn của người Đức cũng giống như tính cách của họ, coi trọng kinh tế, thực tế, không thích phô trương lãng phí, nhưng cũng không làm mất đi mĩ quan.
Ẩm thực ở Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Nước Đức trải dài từ biển Bắc và bờ phải biển Baltic tới dãy Alps. Mỗi vùng có một lối ẩm thực phong phú.
Ẩm thực Đức nổi bật vì tính thực tế, vững chắc và đầy đặc hơn là vì khéo léo tinh tế
Dường như trong dòng máu của họ có một tinh thần của chủ nghĩa lý tính thiên bẩm, món ăn của họ cũng giống như tính cách của họ, coi trọng kinh tế, thực tế, không thích phô trương lãng phí, nhưng cũng không làm mất đi mĩ quan.
Là người Đức không phải là dân tộc có thiên bẩm đặc biệt về món ăn, thậm chí khi chế biền thức ăn họ cũng không thích đổi mới phong phú
Chính vì vậy trên thực tế món ăn của nước Đức là tiếp thu những đặc điểm của nhưng quốc gia Châu Âu khác, loại bỏ những phức tạp làm cho món ăn trở nên đơn giản, hoặc thay đổi một chút theo khẩu vị của mình, dần dần phát triển thành món ăn của chính mình.
Hơn nữa đồ ăn Đức cũng là một loại đồ ăn có hương vị gần giống với đồ ăn Trung Quốc.
Đức là một quốc gia Châu Âu có lượng tiêu thụ thịt lợn lớn nhất, điều này cung gần giống với Trung Quốc, ví như món chân giò rán của Đức, bất cứ người Trung Quốc nào chưa ăn thư đồ tây một lần nào đều có thể ăn được.
Ấn tượng ban đầu về đồ ăn Đức, nói chung, bổ mà đơn điệu.
Người Đức chú ý đến ca-lo-ri và vi-ta-min hơn là ngon miệng.
Đây là một vấn đề thuộc phạm trù triết học: người Đức ăn để mà sống còn Việt Nam ta ăn để mà sướng.
Tuy nhiên sống lâu năm ở Đức ta dần dần có thể chấp nhận dễ dàng hơn kiểu tư duy này của Đức cũng như chấp nhận bánh mì đen chẳng hạn.
Các món ăn của nước Đức
Ẩm thực Đức nổi tiếng trước tiên là các món ăn “nặng” như giò heo luộc với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam người ta còn dùng nhiều mì sợi các loại.
Các món ăn đặc sản còn có xúc xích trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz.
Ngoài ra người Đức rất yêu thích bia (cũng khác nhau tùy theo vùng) và rượu vang.
Vì theo điều kiện khí hậu nên trồng và uống rượu vang phổ biến ở phía Tây và Nam của Đức nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.
Người đức có món thịt hun khói nổi tiếng, ngày lễ, tết hay ăn ngỗng quay cả con.. Món ăn đặc đức là thịt thái lát và khoai tây rán.
Các món ăn của người đức phần nhiều chế biến từ khoai tây(Có thể không biết, gọi 10 món khác nhau trong thực đơn ở nhà hàng, họ sẽ đưa ra 10 món khác nhau chế biến từ khoai tây).
Thích các loại bánh ngọt đậm và uống cà phê.
Thịt nguội, jambon, xúc xích thật vô cùng phong phú và đa dạng. Bánh mì Đức cũng ngon không kém, nhưng đặc biệt nhất là bia Đức, đây là loại bia làm bằng lúa mạch và men tươi.
Những bữa ăn kết hợp giữa thịt ướp nhiều thứ gia vị với cá muối kèm với rau và thông cổ bằng rượu vang hay bia là những món khoái khẩu của người Đức
Bánh huyết, thịt gà cắt thành miếng phủ vụn bánh mì, những lát thịt bò và thịt hươu, cá nục bắt từ biển Bắc xông khói và muối chua, bắp cải muối, món salát khoai tây gọi là Kartoffelsalat, bắp cải đỏ ướp gia vị, còn nấm thì mọc ở khắp mọi nơi trong nước và được chế biến theo đủ mọi cách
Ở một số vùng, nhất là Baden-Wüttermberg, Moselle, Frankfurt và Bayern, người ta đặc biệt quan tâm đến chất lượng thực phẩm.
Đây cũng là những vùng sản xuất rượu vang.
Những đặc sản địa phương ở đây gồm có lươn, xúp mận và rau, cá lục tươi ở Hamburg; món Hoppel Poppel, trứng ốp lết với khoai tây và thịt xông khói ở Berlin; heo sữa và giò heo quay ở Bayern; thịt xông khói ăn với bánh mì Pumpernickel ở Westfalen; cá luộc hoặc chiên có phủ vụn bánh mì, đặc biệt là cá trê sông Donau gần Passau; xúc xích đủ các kiểu ở Nürnberg; nước xốt rau xanh với thịt heo bằm hoặc thịt bò ở Frankfurt
Những món khoái khẩu khác có bánh bao hấp Bayern gọi là Klossel và mì Swabia (giống như mì dẹp của Ý) dùng làm món ăn phụ với thịt hay rau. Củ cải của Bavaria cũng là một món ăn chơi được ưa thích, nhất là để làm mồi uống bia.
Xúc xích
Xúc xích được biết đến như một loại thực phẩm chế biến từ thịt và cũng là một món ăn “tiện lợi” lâu đời nhất mà con người đã tạo ra trong quá trình lưu trữ thực phẩm .
Xúc xích được phân biệt hai loại chính là xúc xích khô và xúc xích tươi.
Xúc xích khô là loại xúc xích vẫn quen gọi là xúc xích hun khói. Còn xúc xích tươi thì đơn giản hơn chỉ là loại xúc xích được làm thành hình nhưng chưa qua chế biến.
Nước Đức có hơn 200 loại Wurst, tức là xúc xích làm từ thịt bê, thịt lợn, óc heo, mù tạc, gia vị và bột cà ri.
Mỗi vùng lại có một loại xúc xích riêng của mình, từ loại xúc xích trắng của Bavaria với rau mùi tây và hành cho đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng.
Xúc xích Đức nổi tiếng bởi mùi khói thơm dịu.
Để làm xúc xích xông khói người ta phải dùng dăm gỗ sồi hun cháy và khói của nó được xông thật nhẹ, kéo thật lâu áp vào từng mẻ xúc xích treo trên giàn bên trên.
Xúc xích xông khói thường được nướng, bởi mùi thơm của khói trong xúc xích như được đánh thức bằng cái nóng của lửa, mùi của than củi. Chấm xúc xích với mù tạt thơm nồng, hăng hắc cay càng đậm đà hương vị của thịt, của khói.
Xúc xích trắng là đặc sản của vùng Bayern
Món xúc xích rán nổi tiếng của vùng Thüringen.
Ăn chúng ngon miệng nhất là lúc đứng trên đường phố, ngay giữa trời và từ một đĩa giấy
Xúc xích lắm kiểu như thế: Có loại lùn mà mập như Bockwurst, có loại dài thườn thượt như một tiếng thở dài (Frankfurter Wuertschen), có loại cong queo như cái móng ngựa (Salami), có loại thanh cao như Wiener, có loại dễ xơi như Leberwurst, loại nướng, loại luộc, loại xông khói v.v và v.v…
Riêng về xúc xích thôi, người Đức đã biểu hiện được tư duy sáng tạo phong phú của mình.
Một số món xúc xích của Đức:
+ Bratwurst: Bratwurst là một loại xúc xích được làm từ thịt heo và thịt bò băm nhỏ. Bratwurst thường được nướng và ăn kèm với mù tạc, dùng chung với bánh mì.
+ Rostbratwurst: Xúc xích Rostbratwurst có chiều dài chỉ bằng ngón tay út. Thành phần của nó cũng giống như xúc xích Bratwurst, nhưng có thêm mùi vị cây kinh giới. Loại xúc xích này được nướng và dùng chung với bắp cải chua Đức, khoai tây.
+ Blutwurst: Đây là loại xúc xích khô, làm từ thịt heo, thỉnh thoảng chế biến bằng thịt bò, cừu, bê hoặc gà. Người ta thường ăn xúc xích Blutwurst chung với bột yến mạch.
+ Frankfurter – Bockwurst: Loại xúc xích này được sản xuất đầu tiên tại Frankfurt và được làm từ thịt bê trộn lẫn với thịt heo và một số loại thịt khác, cùng với muối, hồ tiêu và ớt bột. Người ta thường luộc Frankfurter – Bockwurstvà dùng kèm với bia, mù tạc.
+ Bregenwurst: Sản xuất tại vùng Lower Saxony và được làm từ thịt heo, dạ dày heo hoặc có thể thêm óc bò. Nó thường được hầm nhừ và dùng chung với súp rau.
+ Knackwurst: Xúc xích này được chế biến từ nhiều loại thịt bò, hình dạng ngắn và dầy, trong thành phần gia vị có gừng. Người ta thường chế biến loại xúc xích này bằng cách hun khói, sau đó ăn với salad bắp cải chua và khoai tây
+ Landjager: Đây là một loại xúc xích khô gần giống như xúc xích Italia. Nó được làm từ thịt bò, heo, mỡ heo, đường và nhiều gia vị. Nó được sấy khô. Xúc xích này không cần ướp lạnh.
+ Leberwurst: Đây là loại xúc xích được làm từ thịt heo với một chút gan heo.
+ Leberkase: Loại xúc xích này có xuất xứ từ Bavaria. Nó được chế biến từ thịt bò, heo, củ hành, một số loại gia vị và cây kinh giới, sau đó được bỏ trong lò nướng và dùng chung với bánh mì.
+ Teewurst: Đây là loại xúc xích sống làm từ thịt heo, thịt heo muối và thịt bò, được xông khói. Người ta dùng chung nó với bánh mì sandwich và thường ăn khi uống trà. Hương vị của nó nhẹ và có vị chua.
+ Gelbwurst: Loại xúc xích này còn được gọi là xúc xích vàng, do được chế biến từ nghệ. Ngoài ra còn có các gia vị như chanh, gừng, vỏ nhục đậu khấu… Xúc xích này có thể được làm từ hịt heo, thịt lợn muối, thịt bò hoặc thịt gà.
+ Weisswurst: Đây là loại xúc xích truyền thống của miền Nam nước Đức, được làm từ thịt bê và thịt lợn muối, có hương vị của cây mùi tây, củ hành, chanh… Loại xúc xích này được luộc, dùng chung với mù tạc, bia và bánh quy.
Bánh mỳ
Không một quốc gia nào trên Thế giới có tới hàng trăm loại bánh mỳ như nước Đức
Người Đức tự hào về văn hóa bánh mỳ của mình đến độ năm 1955 lập hẳn một Bảo tàng Văn hóa bánh mỳ( Museum ò Bread Culture – MBC) ở Salzstadelgase (Ulm).
Triển lãm đầu tiên được tổ chức năm 1960. nhiều năm liền, M.B.C là bảo tàng duy nhất của Thế Giới về bánh mỳ và công nghệ làm bánh.
Bảo tàng có 18.000 hiện vât, 700 món được trưng bày thường xuyên giới thiệu lịch sử 6.000 năm bánh mỳ như một thức ăn không thể thiếu trong lịch sử văn minh, văn hóa nhân loại. thư viện bảo tàng có 6000 cuốn sách về nghề làm bánh và bánh mỳ.
Đặc biệt, bảo tàng có bộ sưu tập tác phẩm của nhiều danh họa Thế giới về đề tài bánh mỳ- tác phẩm của Panlo Picasso, Salvador Dali, Man Ray , Max Beckmann
Bánh mì đen (Schwarzes Brot):
Tương đương như cơm gạo của ta, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bánh mì của Đức có hàng trăm loại nhưng ấn tượng nhất là bánh mì đen. một loại bánh mì đặc ruột, nặng chình chịch.
Muôn hình vạn trạng: có loại dáng tròn như cái gối, có loại bầu dục, nhưng đáng nể nhất là loại được ép từng khoanh như cắt sẵn.
Chớ coi thường: chỉ cần hai, ba lát nhồi vào bụng thì bạn sẽ coi thường cái rét của mùa Đông.
Chỉ có điều việc tiêu hóa đòi hỏi thời gian: bạn cần phải chuẩn bị tinh thần và răng lợi thật thoải mái như sắp sửa đang thiền thì sự ăn sẽ dễ dàng hơn. Hãy dùng lý trí để nuốt trôi hơn là để tình cảm của mì gói lấn áp.
Hãy ngẫm nghĩ về một vấn đề gì đó có tính khái quát cao khi nhai để tối ưu hoá thời gian. Bảo đảm với bạn việc ăn bánh mì đen không hề khó hơn học tiếng Đức. Nào hãy bắt đầu…
Nhưng thực phẩm xuất khẩu dẫn đầu của Đức hiện nay thực ra là phômai (trong khi bia đứng thứ sáu), lượng phômai Đức xuất khẩu thậm chí nhiều hơn Hà Lan, Pháp. Phômai xuất khẩu dĩ nhiên đi kèm các sản phẩm bánh mì, bánh ngọt, sôcôla, thịt lợn tươi.
Chân giò luộc & Rau cải chua (Eisbein & Sauerkraut):
Còn có thể nói gì trước một đĩa chân giò luộc khổng lồ kèm theo một đống rau cải chua được gọi là món ăn dân gian tổng hợp cổ truyền tiêu biểu của Đức? Alles Schweinerei? Không, hãy có niềm tin rằng: Schwein vonheute sind Schinken von morgen (Con heo ngày hôm nay là giăm bông cho ngày mai).
Thịt băm ăn sống ( Hacker Peter / Tartar) :
Đây không phải là tên Peter của một chàng đồ tễ bán thịt nào đó mà là một loại thịt heo được băm nhơ ( Thịt bò băm nhỏ gọi là Tartar), trộn với tiêu, hành và ăn sống với bánh mỳ.
Cá thần
Thật ra đây không phải là loại cá nào trong thần thoại cả. Đơn giản chỉ là loại cá mòi (Hering) sống cắt thành lát mỏng, xiên vào que và ngâm với dung dịch lờ mờ (dấm thì phải) chứa trong lọ thủy tinh.
Anh em du học sinh lúc đó không biết là loại cá gì vì chẳng đứa nào dám ăn, chỉ đứng từ xa chiêm ngưỡng nên tạm đặt tên là cá Thần để tỏ lòng tôn kính.
Hình như sau này bản thân tôi có ăn một lần nhưng vì quá sợ nên không còn nhớ lại cảm giác ra sao mà tả lại cho các bạn…
Thói quen ăn uống, chế biến
Khi ăn uống không nói chuyện ồn ào , không có tiếng va chạm mạnh
Các món xào, nấu tổng hợp hay dùng bơ, súp thường ăn đặc, buổi tối hay ăn đồ nguội,
Trong nấu ăn họ dùng nhiều bơ, họ thích ăn các món có sốt, đặc biệt là sốt trắng có sữa , kem tươi. Các loại thịt, thường hay ăn các món ăn quay, rắn, đặc biệt hay ăn thịt bò, các món ăn chế biến từ cá.
Khi chế biến hơi ít tẩm gia vị hơn những món ăn của các nước khác, khẩu vị hơi đậm và không sử dụng đường
Người Đức cũng ăn một chút những món ăn chơi giữa các bữa ăn chính khi họ đói bụng, và thỉnh thoảng cũng tổ chức tiệc tùng cho thêm phần rôm rả.
Bia được nấu ngay tại quán. Mỗi ngày có 2 tiếng (từ 15-17 giờ) giảm giá 50%.
Tiếng là nơi uống bia nhưng không ồn ào. Mỗi bàn có khoảng 2 – 3 người ngồi chung, họ vừa uống vừa nói chuyện thầm thì. Có lẽ từ tốn mới có thể thưởng thức được hết vị ngon của bia chăng
Về lý do Bitburger luôn là một trong những thức uống được lựa chọn hàng đầu, người dân Đức lý giải vì loại bia này có hương vị đặc trưng, nguyên liệu tuyển chọn kỹ lưỡng, có lịch sử lâu đời…
Và như một hương vị ẩm thực truyền thống, nó đã luôn gắn với những lễ hội độc đáo, các sự kiện thể thao lớn hay chương trình nghệ thuật công phu
Tiếp đến là cá. Cá hồi, cá chép, cá rô châu Âu… là những thực phẩm được sử dụng thường xuyên.
Trước đây, người Đức không dùng nhiều hải sản, ngoại trừ cá trích.
Ngày nay nhiều loại cá biển, ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi… được các đầu bếp “ưu tiên” trong việc sáng tạo ra các món ăn
Rau thường được người Đức dùng trong món hầm, món súp và được phục vụ như một món ăn thêm.
Cà rốt, củ cải, đậu Hà Lan, rau bina, bắp cải là một số loại rau được ưa chuộng.
Măng tây, đặc biệt là măng tây trắng, cũng rất được người Đức yêu thích, tuy nhiên món ăn này chỉ có theo mùa, bắt đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc vào tháng 6.
Có xúc xích dài và xúc xích ngắn, mập và gầy, nhiều mỡ và ít mỡ.
Người ta ăn chúng lạnh hay người ta ăn chúng khi còn nóng, thỉnh thoảng lại thêm giấm, dầu và hành như xà lách trộn.
Người ta có thể chiên chúng, luộc chúng, nướng hay chỉ hâm nóng vừa sôi, chấm với ketchup hay với mù tạt.
Có thể cắt chúng ra hay chỉ lột phần da ngoài, nhét vào một cái bánh mì hay ăn kèm với cải bắp ngâm chua, có hay không kèm theo bột khoai tây hầm nhừ trên đĩa.
Đa dạng và kỷ lục đều không biết đến giới hạn: Trong một lễ hội mừng ngày thống nhất Đức, người ta đã vác chiếc xúc xích dài nhất thế giới đi vòng quanh trên đường phố Berlin trong niềm hân hoan của chiến thắng để rồi chén sạch nó ngay sau đấ
Một bữa ăn của người Đức cũng có canh, món khai vị, món chủ đạo và món tráng miệng, nhưng phần đa người Đức không đủ kiên nhẫn để bắt đầu từ món khai vị, nói chung họ thường gọi luôn món chủ đạo kèm theo canh, đương nhiên không thể thiếu bia. Dùng một câu so sánh để hình dung về người Đức ta có thể nói: chỉ cần có bia, ăn gì đều không quan trọng. Phòng ăn cung không cần lớn lắm, bày trí đơn giản, điều này cũng gống với tính cách của họ.
Gia vị
Ngoại trừ xúc xích, một số món ăn của người Đức hiếm khi có gia vị nóng.
Các loại thảo mộc thường dùng là mùi tây, húng tây, nguyệt quế, lá thơm, hồ tiêu đen, cây carum.
Riêng bạch đậu khấu, hạt hồi và quế thường được dùng trong các món bánh ngọt hoặc đồ uống dịp lễ Giáng sinh, dùng chung với xúc xích, thỉnh thoảng cũng dùng trong các bữa ăn chính.
Các loại gia vị khác như: húng quế, cây ngải đắng mới được sử dụng nhiều ở Đức trong thời gian gần đây.
Gừng từng là loại gia vị không được người Đức ưa chuộng, tuy nhiên thời gian gần đây gừng đã được trồng tại Đức do chịu ảnh hưởng từ các nước như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
Mù tạc là một trong các loại sốt phổ biến ở Đức và thường dùng kèm với xúc xích, với độ hăng nặng nhẹ khác nhau. Nó cũng được dùng chung với các món ăn khác như: cá, thịt nướng…
Đồ uống
Bia Đức nổi tiếng thế giới, bia là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đức
Nhắc đến nước Đức, người ta nghĩ ngay đến thứ nước uống tiêu biểu là bia, được gọi một cách văn chương là bánh mì lỏng.
Còn có lễ hội nào ấn tượng hơn Lễ Hội Tháng Mười (Oktoberfest) ở vùng Bayern (Miền Nam Đức) nơi mà người ta chỉ có uống và uống.
Những ly bia – đúng ra là vại bia – bé nhất (chỉ là 1 lít thôi) cho đến 5 lít chưa kịp hết lạnh thì đã được xử lý gọn ghẽ trong thời gian rất ngắn.
Theo thống kê của Hội Nhà Sản Xuất Bia Đức (DEUTSCHES BRAUERBUND e.V.) năm 1999 thì dân Đức đứng hàng đầu thế giới về lượng tiêu thụ bia hàng năm là 127.5 lít tính trên đầu người.
Đi đến đâu từ thành phố lớn cho đến làng nhỏ, chỗ nào cũng có nhà nấu bia, mà bia nào cũng khá. Bia đủ loại, đậm, nhạt, đen, trắng, vàng, ngọt, đắng…
Nước Đức có hơn 1.000 nhà sản xuất bia với 5.000 loại bia.
Cũng theo thống kê, lượng tiêu thụ bia tăng dần từ Bắc xuống Nam, cho đến vùng Bayern là nơi tiêu thụ bia nhiều nhất. Ở đây bia không chỉ được xem là nước uống mà còn được xếp loại là thực phẩm dinh dưỡng cơ bản(Grundnahrungsmittel).
Nước Đức rất tự hào về bia cũng như ta hãnh diện về nước mắm.
Điều luật về độ tinh khiết của bia (Reinheitsgebot), nước Đức đã có từ hơn 500 năm nay và đến giờ vẫn còn giá trị.
Ngoài ra chỉ có một vài vùng ở Nam Đức và Tiệp là có thể trồng được cây Hublon (Hốt bố) làm men bia tốt nhất thế giới.
Nhưng những vị thánh ở thiên đường đó không chỉ biết nhậu, họ còn làm việc rất cần cù để sản sinh ra công nghệ bia đứng đầu thế giới với những thiết bị bền sánh ngang nồi đồng cối đá.
Một số loại bia của Đức:
+ Alt : là loại bia đen, ít bọt, đặc sản của thành phố Duesseldorf.
+ Berliner Weisse: được sản xuất tại thủ đô Berlin. Bia nhẹ, nồng độ cồn thấp, có vị chua. Bia được dùng vào mùa hè, khi uống thêm vài giọt siro để làm giảm vị chua.
+ Pils : bia nhẹ, có màu vàng. Pis cũng là loại bia phổ biến nhất của Đức
+ Eisbock: bia đen, nồng độ cồn cao. Bia này khá đắt và được dùng trong những buổi tiệc.
Rượu
Đức sản xuất nhiều loại rượu vang, thường là ở vùng Rheinland.
80% rượu vang Đức là vang trắng, mà đa số là vang ngọt. Rượu vang được phân loại thành vang thường uống trong bữa ăn, vang chất lượng cao, và vang thượng hạng.
Giá cả cũng tùy chất lượng mà tăng dần. Người Đức cũng uống vang mới, như vang Frühwein hoặc vang Federwein, và vang có gas như Seckt. Rượu vang ở Đức không bị đánh thuế..
Thật ra Đức không phải chỉ có bia, họ còn có rượu vang cũng rất nổi tiếng nữa.Loại vang đỏ của họ thì không nổi tiếng bằng vang trắng.
Nhưng dù bạn yêu thích loại gì đi nữa thì nhớ mấy điều sau đây:
– Con đường trữ tình (Romantische Strasse) ở miền Trung Đức là đoạn đường tuyệt đẹp mà bạn nào đến nước Đức phải nên đi qua. Đây cũng là nơi tập trung các hầm rượu vang nổi tiếng với những ngọn đồi trồng nho nhuộm nắng chiều thơ mộng.
– Bia auf Wein, lass das sein. Wein auf Bier, rate ich Dir có nghĩa là chớ uống bia sau khi uống rượu vang, sẽ xỉn ra trò đấy. Đấy là quy luật truyền khẩu của dân nhậu.
– Ăn thịt bò thì uống vang đỏ, ăn cá thì uống vang trắng.
– Vang đỏ uống với nhiệt độ bình thường, vang trắng phải uớp lạnh. Hẳn nhiên ở Việt Nam các bạn cũng thấy có người uống vang đỏ trong ly nhựa rồi còn bỏ thêm vài cục đá cho sang(?) nhưng chớ bắt chước nếu không muốn làm người Đức chú ý đến mình. Rượu nào ly nấy.
Nguồn: Gianghq Blog.