Nhà sáng lập SIEMENS từng ví von, "không công ty nào ở Đức có thể qua một đêm mà bất ngờ giàu lên được".

Thay vào đó, người Đức luôn tập trung vào một lĩnh vực, sản phẩm nhất định. Ban đầu họ có thể là một đơn vị nhọ, chấp nhận đi chậm, mất thời gian, nhưng nhất định sẽ không bao giờ làm hàng nhái, hàng kém chất lượng.

nguoi duc ban noi dung duoc ca 100 nam thi khach can gi quay lai mua moi nua cau tra loi cua ong chu cua hang se khien ban boi phuc

Nói về hành trình công nghiệp hóa, người Đức thậm chí còn phải đi sau cả Anh và Pháp.

Thời kì đầu, dân Đức phải làm nhái các sản phẩm của 2 cường quốc nói trên để học hỏi kỹ thuật, buộc Quốc hội Anh phải thông qua "Luật thương hiệu" sửa đổi năm 1887, nhằm hạn chế hàng hóa Đức tràn vào quốc gia này.

Cho tới khi tiến vào công nghiệp hóa, cách làm của nước Đức cũng mắc phải sai lầm, khi tách biệt 2 lĩnh vực là: nghiên cứu khoa học và sản xuất.

Nói về khoa học, nước Đức là trung tâm của thế giới. Các du học sinh Mỹ tới đây, lấy học vị, rồi hồi hương mở xí nghiệp, thay vì ở lại nước Đức cống hiến cho công việc nghiên cứu.

Và phải tới những năm 90 của thế kỷ 19, khi các nhà khoa học của Đức sang thăm thú các cơ sở của Mỹ, họ mới nhận ra, thiếu sót lớn nhất của mình là không ứng dụng khoa kỹ thuật vào sản phẩm công nghiệp, sản xuất. Sau cùng, khi ngồi lại với nhau, người Đức mới vạch ra phương trâm mới, gọi là "lý luận kết hợp thực tế".

Người Đức bán nồi dùng được cả 100 năm thì khách cần gì quay lại mua mới nữa? Câu trả lời của ông chủ cửa hàng sẽ khiến bạn bội phục - 0

Tận dụng nền tảng khoa học vốn có, người Đức trong nửa thế kỷ đã khiến nền công nghiệp kinh tế có những bước nhảy vọt, nhờ cuộc cách mạng động cơ đốt trong, và điện khí hóa.

Từ đó, máy móc, hóa chất, điện cơ, quang học của Đức cho tới đồ dùng nhà bếp, dụng cụ thể thao... đều trở thành sản phẩm chất lượng vượt trội trên thế giới. Các sản phẩm "Made in Germany" sau này đều trở thành thương hiệu chất lượng và uy tín bậc nhất.

Nước Đức chỉ có 80 triệu dân, nhưng lại sở hữu hơn 2.300 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới?

Đây là câu hỏi được một phóng viên nước ngoài đặt ra cho nhà sáng lập tập đoàn SIEMENS - ông Peter Von Siemens. Đáp lại câu hỏi đầy ẩn ý, "huyền thoại" này tin vào 4 chữ: thái độ làm việc.

Nhà sáng lập SIEMENS giải thích: "Chính thái độ làm việc nghiêm túc của người Đức, sự chú trọng vào từng chi tiết kỹ thuật, từng sản phẩm, cộng với trách nhiệm trong khâu sản xuất, dịch vụ sau bán đã giúp chúng tôi đạt được kì tích này".

Phóng viên kia lại hỏi: "Nói vậy có nghĩa người Đức không muốn tối đa hóa lợi nhuận? Các anh kinh doanh thì đâu cần tới trách nhiệm kia?".

Peter Von Siemens trả lời: "Không, đó là quan điểm của người Anh, Mỹ. Người Đức có quan điểm riêng của mình. Dù là kinh doanh ngành nghề nào, chúng tôi luôn tuân thủ hai điều:

- Sản phẩm phải đúng kỹ thuật và an toàn.

- Giá trị sử dụng phải lâu dài và chất lượng.

Giá trị cốt lõi của các sản phẩm "Made in Germany" là tuân thủ đạo đức kinh doanh, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận".

Nhà sáng lập SIEMENS nói ví von, "không công ty nào ở Đức có thể qua một đêm mà bất ngờ giàu lên được". Thay vào đó, họ luôn tập trung vào một lĩnh vực, sản phẩm nhất định. Ban đầu họ có thể là một đơn vị nhọ, chấp nhận đi chậm, mất thời gian, nhưng nhất định sẽ không bao giờ làm hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Thật vậy, phần lớn các thương hiệu Đức nổi danh đều có lịch sử trên trăm năm, dù là xe cộ, may mặc, hay đồ gia dụng. Adidas là một thương hiệu của Đức được thành lập từ năm 1920, tới nay đã có 97 năm lịch sử. Mercedes-Benz là thương hiệu xe hơi của Đức thành lập từ năm 1886, tới nay đã hơn 130 năm hoạt động.

Nhìn vào thực tế, bút bi do người Đức làm ra, khi ném xuống đất nhiều lần, nhặt lên vẫn dùng được y nguyên. Nhà ở của người Đức được xây dựng 120 năm vẫn không đổ.

Về cơ bản, người Đức không tham gia cạnh tranh bằng giá, cũng không cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Bởi các công ty này đã có được sự bảo hộ trong ngành, và do người Đức hiểu rằng, giá cả không quyết định được tất cả.

Cuộc chiến giá cả sẽ chỉ làm cho cả ngành rơi vào vòng tuần hoàn tồi tệ hơn. Bởi họ hiểu rằng, ai làm kinh doanh cũng cần có lợi nhuận, nhưng không được vì thế mà tỏ ra tham lam. Điều quan trọng là người Đức hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.

Trong một buổi ra mắt dụng cụ nhà bếp tại Berlin, phóng viên nước ngoài nọ đặt ra câu hỏi cho một vị quản lý: "Người Đức chế tạo nồi dùng được hơn 100 năm. Bền như thế, sau đó khách đâu cần tới mua ở chỗ các anh nữa. Sao các anh không làm chu kỳ sử dụng của nó ngắn hơn, không phải như vậy sẽ có thêm nhiều lợi nhuận hơn sao?".

Vị quản này từ tốn: "Khách hàng tìm tới mua nồi của chúng tôi đều không phải mua lần thứ hai. Đó chính là tiếng lành đồn xa, khiến cho nhiều người hơn nữa tới mua nồi của chúng tôi, và hiện tại chúng tôi vẫn đang rất tất bật với khách hàng đấy!".

Suy cho cùng, người Đức rất khác biệt.

Rất nhiều doanh nghiệp Đức tin rằng, họ sẽ chỉ kinh doanh một lần trong đời, do đó, uy tín và chất lượng sẽ là những yếu tố được họ đưa lên hàng đầu, chứ không phải chạy theo lợi nhuận một cách mù quáng.

 

Nguồn: Trí Thức Trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC