Văn hóa ứng xử được người Đức coi như một thước đo để đánh giá về cá nhân hay tập thể. Cùng tìm hiểu văn hoá giao tiếp đặc trưng của người Đức để cư xử cho đúng mực.

Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz sắp thăm chính thức Việt NamAnh: Đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề đạo đứcThủ tướng Đức khẳng định chuyến thăm Trung Quốc 'đáng giá', ít nhất vì một lý do liên quan đến Nga

1 Nhung Dieu Can Biet Ve Van Hoa Giao Tiep Cua Nguoi Duc

Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ. (Nguồn: AP)

Văn hóa chào hỏi – xưng hô

Khác với chào hỏi bắt tay thông thường thì người Đức có cách chào hỏi ôm hôn.

Trong giao tiếp hàng ngày, khi gặp nhau thì người đến sau sẽ chào người đến trước. Hoặc người nhìn thấy bạn bè, người thân quen của mình trước sẽ lên tiếng chào trước.

Trong các sự kiện trang trọng người Đức sẽ chào theo sự quen biết và cấp bậc. Những người đã quen sẽ chào trước, sau đó người cấp bậc thấp hơn sẽ giới thiệu những người đi cùng với mình, sau đó sẽ đến lượt giới thiệu của người có cấp bậc cao hơn.

Khi mọi người đã biết tên và chức danh đầy đủ thì mới bắt tay nhau. Người Đức thường bắt tay khá nhanh gọn, nhẹ nhàng và mắt nhìn thẳng đối phương.

Văn hóa ứng xử

Nếu như “Ladies First” được áp dụng rộng rãi tại Mỹ thì ở Đức, điều này chỉ được áp dụng trong cuộc sống thường nhật.

Còn trong quan hệ công việc, đối tác, thì người có cấp bậc thấp hơn thường sẽ "ưu tiên" cho người có cấp bậc cao hơn mình.

Tại Đức, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cô gái mở cửa hay kéo ghế ngồi cho một quý ông, đây là điều rất đỗi bình thường.

Khi làm quen với người Đức, hãy chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện.

Không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.

Lời khen

Người Đức không kiệm lời khen, tuy nhiên họ biết cách tiết chế để lời khen đó không quá giả tạo hay thô thiển. Bên cạnh đó, họ cũng tối kỵ những lời khen hay bình luận về diện mạo, trang phục…

Ở Đức, nếu muốn tán dương một ai đó thì chỉ nên đề cập tới thành tích, ưu điểm tính cách và tinh thần hợp tác của họ.

THỤC PHƯƠNG

Baoquocte.vn.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC